Họ đã bị mất việc lâu nay vì phản đối chủ bản xứ buộc làm quá giờ qui định trong hợp đồng .
Tìm đến tổ chức vô vị lợi có tên là Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam ở Đào Viên (Đài Loan), họ được sự giúp đỡ của giám đốc nơi này là Linh mục Nguyễn Văn Hùng.
Mời quí vị bắt đầu câu chuyện với các công nhân trước :
Mỗi một chị em là 7 nghìn (đô la) đóng vào công ty và 500 đô tiền đặt cọc. Môi giới ở Việt Nam có nói là 500 đặt cọc đấy nếu bọn em ở hai năm về thì được lấy về, nếu bọn em làm 3 năm là không được lấy cái 500 đấy.
Nữ công nhân ở Hưng Yên
Lao động 10 tiếng một ngày
Nữ công nhân ở Hưng Yên : Chúng em có mười một người thì 3 người ở Bắc Ninh, 4 người ở Hải Dương, 1 người ở Hà Tây, 2 người ở Hà Nam và một mình em ở Hưng Yên.
Thanh Trúc : Chị đi xuất khẩu lao động theo công ty môi giới nào vậy ?
Nữ công nhân ở Hưng Yên : Công Ty Khoáng Sản & Thương Mại Hà Tĩnh, tên giao dịch là MITRACO. Mỗi một chị em là 7 nghìn (đô la) đóng vào công ty và 500 đô tiền đặt cọc. Môi giới ở Việt Nam có nói là 500 đặt cọc đấy nếu bọn em ở hai năm về thì được lấy về, nếu bọn em làm 3 năm là không được lấy cái 500 đấy. Bay sang Đài Loan ngày 29 tháng 6 năm ngoái, chị ạ.
Thanh Trúc : Rồi làm ở đâu ?
Nữ công nhân ở Hưng Yên : Ở công ty Trúc Long. Bọn em làm nghề may ạ. Trong bản hợp đồng bọn em ký là ăn theo lương cơ bản 172.80, chưa kể giờ làm thêm. Và có một bản thoả thuận mà ra sân bay người ta mớí cho bọn em ký, mà bọn em không hề biết là ăn lương theo sản phẩm gì cả. Sang đến đây rồi thì có một cái tờ đưa ra là ký theo sản phẩm. Sang đây bọn em mới biết đấy.
Trong bản hợp đồng bọn em ký là ăn theo lương cơ bản 172.80, chưa kể giờ làm thêm. Và có một bản thoả thuận mà ra sân bay người ta mớí cho bọn em ký, mà bọn em không hề biết là ăn lương theo sản phẩm gì cả.
Nữ công nhân ở Hưng Yên
Hai tháng đầu là tháng 7 và tháng 8, bảy rưỡi - tám giờ - chín giờ đều có, còn bắt đầu làm mười giờ là ngày 16 tháng 10 cho đến 30 tháng 4, còn làm từ tám giờ sáng đến mười hai rưỡi nghỉ ăn cơm, xong lại từ một rưỡi chiều đến sáu giờ nghỉ ăn cơm, xong lại từ sáu giờ ba mươi đến mười giờ đêm, mà bọn em chỉ ăn lương 172.80 thôi, là lương cơ bản, không có tiền làm thêm.
Thanh Trúc : Mình có nói cho chủ biết như vậy là không đúng với hợp đồng không?
Nữ công nhân ở Hưng Yên : Dạ. Bọn em cũng có nói, người ta bảo là môi giới ở bên đấy (Việt Nam) bảo là bọn em sang bên đây làm theo sản phẩm.
Thế là hôm đấy chúng em kiểu vì bị áp bức nhiều quá về công việc, vào tháng 3 chúng em làm mười giờ nhiều quá, chúng em nói rõ mời môi giới về chúng em nói ví dụ mà hàng có gấp thì bọn tôi làm chỉ đến 9 giờ thôi, không bao giờ làm ròng rã sáu bảy tháng ngày mười giờ như vậy, bây giờ chúng tôi quá mệt, ông phải nói với chủ là giảm thời gian cho chúng tôi.
Và chúng em khi mà làm đến 8 giờ thì chủ hôm qua bắt chúng em phải làm đến 10 giờ, rất là khắt khe về việc đấy. Thế là tất cả chị em chúng em chán quá mới bắt đầu nghỉ từ 30 tháng 4, mùng 1 tháng 5.
Thế là hôm đấy chúng em kiểu vì bị áp bức nhiều quá về công việc, vào tháng 3 chúng em làm mười giờ nhiều quá, chúng em nói rõ mời môi giới về chúng em nói ví dụ mà hàng có gấp thì bọn tôi làm chỉ đến 9 giờ thôi, không bao giờ làm ròng rã sáu bảy tháng ngày mười giờ như vậy
Nữ công nhân ở Hưng Yên
Thế là người la dán lên chỗ bọn em làm là công ty không có việc làm thêm, chỉ làm đến 8 tiếng thôi, nhưng mà phải đạt đủ sản phẩm người ta khoán. Nhưng mà sản phẩm đấy người ta khoán lại quá cao, bọn em muốn làm đến bao ngày bọn em cũng không thể đạt đến mức sản phẩm người ta khoán.
Khiếu nại Bộ lao động cũng như không
Bọn em có gọi cho bộ lao động ở Miêu Lệ. Bọn em làm ở huyện Miêu Lệ mà. Lần đầu tiên bộ lao động có về và cũng có xem hồ sơ và bản ký hợp đồng của chúng em.
Thì anh ấy tên là anh Vĩnh, ảnh là người Miền Nam mình, thế ảnh cũng có nói với bọn em là hợp đồng của bọn em ký là có ăn lương cơ bản là 172.80, chưa kể giờ làm thêm, nếu như làm thêm thì có tiền tăng ca.
Thế mà có tờ thoả thuận giữa môi giới và chúng em là làm theo lương sản phẩm. Nhưng mà cái đấy anh ấy sẽ huỷ bởi vì không có dấu của chính phủ, không có dấu của bộ lao động, ảnh không chấp nhận làm theo như thế. Bọn em làm như thế này là quá thiệt thòi. Anh ấy sẽ làm để đòi hỏi công bằng cho bọn em. Đấy là lần thứ nhất.
Đến lần thứ hai thì ảnh có hứa này kia.
Bọn em gọi bao nhiêu lần thì ảnh cứ bảo là để cho ảnh từ từ ảnh làm. Đến bây giờ đã là hai ba tháng nay rồi, ảnh không giải quyết được cái gì cả. Thế lần vừa rồi là lần cuối cùng ảnh xuống. Coi như là ảnh về bên phía chủ, ảnh nói là bây giờ công ty làm lương sản phẩm như thế là đúng, còn bắt bọn em phải ký là chủ đề ra ý kiến mới, nếu như bọn em trong tháng mà đạt được mức lương là 172.80, công ty sẽ cho một nghìn tám tiền thưởng và không trừ tiền điện nước là một nghìn rưỡi, bọn em tất cả là được ba nghìn đó, nếu mà đạt được mức lương cơ bản mới. Anh ấy có nói thế.
Coi như là ảnh về bên phía chủ, ảnh nói là bây giờ công ty làm lương sản phẩm như thế là đúng, còn bắt bọn em phải ký là chủ đề ra ý kiến mới, nếu như bọn em trong tháng mà đạt được mức lương là 172.80, công ty sẽ cho một nghìn tám tiền thưởng và không trừ tiền điện nước là một nghìn rưỡi,
Nữ công nhân ở Hưng Yên
Còn bọn em đi làm, tất cả mọi người đi làm ở đây đều được gạch thẻ, bọn em được gặp đúng một tháng đầu là từ 8 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều là xuống cà thẻ, còn lên làm tiếp đến 8 giờ - 8 giờ rưỡi. Thế là bắt đầu từ hôm người ta bắt bọn em tăng ca nhiều quá, người ta không cho bọn em gạch giờ về, buổi chiều là 4 giờ là có người công ty xuống. Bọn em thấy như thế là bọn em tự bảo nhau là bây giờ người ta gạch 4 giờ kệ người ta, mình vẫn cứ lấy thẻ đấy gạch tiếp10 giờ bấy giờ bọn em về.
Thế bọn em gạch được một tuần là người ta thu thẻ, sáng ra em cũng không được gạch nữa và em không hề biết gì về thẻ nữa.
Thế em kể nốt chị nghe. Thế hôm đấy bộ lao động về giải quyết, bắt bọn em ký cái tờ đấy, bọn em không ký.
Bọn em đòi hỏi làm đúng theo bản hợp đồng của bọn em. Thế là chủ và bộ lao động quyết định, nói là nếu mà không ký thì bắt đầu từ hôm đó là nghỉ không có lương chờ đến khi giải quyết xong. Và bọn em nghỉ từ hôm 13 đến bây giờ, chưa thấy gì cả.
Thế là bắt đầu từ hôm người ta bắt bọn em tăng ca nhiều quá, người ta không cho bọn em gạch giờ về, buổi chiều là 4 giờ là có người công ty xuống. Bọn em thấy như thế là bọn em tự bảo nhau là bây giờ người ta gạch 4 giờ kệ người ta, mình vẫn cứ lấy thẻ đấy gạch tiếp10 giờ bấy giờ bọn em về.
Nữ công nhân ở Hưng Yên
Tìm hiểu sự việc với Cty. môi giới ở Hà Tĩnh
Thanh Trúc gọi về công ty môi giới MITRACO ở Hà Tĩnh, hỏi chuyện ông Tuấn, người của công ty trung gian này, được ông trả lời như sau :
Ông Tuấn : Theo luật lao động là người ta được phép làm thêm giờ, nhiều nhất có thể đến 12 tiếng một ngày, mà các bạn họ chỉ làm khoảng 6 giờ chiều, nhất là 7 giờ tối họ về thôi. Thường thường chủ chỉ cho làm việc đến 7 giờ tối thôi, trong khi đến 10 giờ tối các chị ...
Thanh Trúc : Họ sẵn sàng làm thêm giờ, nhưng có lẽ họ bị làm thêm giờ quá cực đi cho nên họ mới phản ánh lên môi giới ở bên Đài Loan.
Sang bên đấy làm việc theo thoả thuận bởi vì chị biết ngành nghề người ta là ngành nghề may mặc, mà ngành nghề may mặc trăm phần trăm họ đều tính theo sản phẩm, tức là may được bao nhiêu thì cứ công đoạn bấy nhiêu thì người ta tính đơn giá.
Ô.Tuấn, Cty Mitraco
Ông Tuấn : Chị ơi, không biết các chị có trình độ văn hoá không. Bên Việt Nam cũng có chuyện tăng ca. Tôi hiểu thế này, những người trước khi đi họ rất là hiền lành và rất là nhẹ nhàng nói "Thôi, anh giúp đỡ!", nhưng sang bên đấy làm việc theo thoả thuận bởi vì chị biết ngành nghề người ta là ngành nghề may mặc, mà ngành nghề may mặc trăm phần trăm họ đều tính theo sản phẩm, tức là may được bao nhiêu thì cứ công đoạn bấy nhiêu thì người ta tính đơn giá.
Những cái người lao động Việt Nam này trước khi đi tôi cũng nói rõ là các bạn đi may sang đấy là phải tính theo ăn chia, làm nhiều được nhiều, nhưng mà theo luật thì đừng nên làm nhiều quá. Trước khi đi tôi cũng phổ biến cho người ta như thế.
Thanh Trúc : Trong hợp đồng đó thì công nhân họ làm tối đa là bao nhiêu giờ một ngày ?
Ông Tuấn : Không được quá 12 tiếng, chị ạ.
Thanh Trúc : Tôi hỏi mấy chị, mấy chị cúng bảo "Chúng tôi làm việc 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, nghỉ một chút rồi từ 1 giờ trưa tới 6 giờ chiều lại làm tiếp tới 10 giờ tối, ròng rã mấy tháng như vậy chúng tôi quá mệt".
Những cái người lao động Việt Nam này trước khi đi tôi cũng nói rõ là các bạn đi may sang đấy là phải tính theo ăn chia, làm nhiều được nhiều, nhưng mà theo luật thì đừng nên làm nhiều quá. Trước khi đi tôi cũng phổ biến cho người ta như thế.
Ô.Tuấn, Cty Mitraco
Ông Tuấn : Đặc thù của nhà máy may là tính theo khoán sản phẩm. Loại hình may công nghiệp này bất kỳ nước nào cũng thế, đó là tính theo khoán sản phẩm. Một phần người lao động cứ đòi làm nhiều, nhưng một mặt người ta ca thán là chúng tôi làm nhiều. Ai ép người ta làm nhiều? Chủ có phải trả lương theo giờ đâu mà người ta ép làm nhiều làm gì?
Thanh Trúc : Nhưng mà có trả đúng theo giờ khoán sản phẩm đó hay không?
Ông Tuấn : Chúng tôi đã hỏi rồi, yêu cầu bên Cục Lao Động Đài Loan kiểm tra, phát hiện rằng là giá thành trả cho lao động đúng như lao động Đài Loan, nhưng mấy người Việt Nam này họ luôn có trái tim đen, họ nghi ngờ là chủ không tính công bằng.
Thanh Trúc : Mình là người Việt Nam với nhau mình phải bênh vực quyền lợi của người Việt Nam.
Ông Tuấn : Các người này họ hô hoán lắm, họ nói chuyện với tôi họ bất lịch sự lắm, chị ạ. Người ta kiện cáo chủ cách đây mấy tháng rồi. Cục Lao Động Đài Loan, pháp luật Đài Loan cũng đã vào cuộc rồi. Mới đầu các bạn lao động Việt Nam lừa Cục Lao Động Đài Loan là "chúng tôi bị đàn áp".
Chúng tôi đã hỏi rồi, yêu cầu bên Cục Lao Động Đài Loan kiểm tra, phát hiện rằng là giá thành trả cho lao động đúng như lao động Đài Loan, nhưng mấy người Việt Nam này họ luôn có trái tim đen, họ nghi ngờ là chủ không tính công bằng.
Ô.Tuấn, Cty Mitraco
Thanh Trúc : Anh không có bênh vực gì được cho 11 chị này hết ?
Ông Tuấn : Cách đây 3 tháng tôi có hàng trăm lần cuộc gọi để tác động bố mẹ lên nhắc nhở người lao động có chừng mực trong vấn đề kiện cáo. Mình đang ăn lương của người ta, một mặt lại cứ đòi công bằng, trong khi người của pháp luật đến giải thích rồi. Cái vấn đề này là người lao động và chủ sử dụng lao động đã thoả thuận trước khi đi. Tôi khuyên là nên hoà giải, cứ bình tĩnh mà nói chuyện với chủ. Các bạn chửi một cách quá đáng. Bây giờ kêu luật pháp Đài Loan, luật tố tụng, ra khiếu kiện là không đi làm nữa. Không đi làm thì chủ không trả lương bởi vì luật tố tụng quy định như thế.
Thanh Trúc : Các công ty môi giới Việt Nam họ chờ đến giờ phút chót khi mà đưa công nhân ra phi trường rồi họ mới cho đọc bản hợp đồng ký ngay tại phi trường mà họ không cho công nhân đọc trước, phải không anh?
Ông Tuấn : Lao động trước khi đi chúng tôi cung cấp hợp đồng. Công ty Việt Nam làm môi giới chứ không phải là người sử dụng lao động, nên đó là hợp đồng phụ. Người ta có sẵn rồi chứ không phải ra sân bay mới ký. Chị hoàn toàn nghe người ta là sai đấy chị ạ. Chị có rành thủ tục không?
Cách đây 3 tháng tôi có hàng trăm lần cuộc gọi để tác động bố mẹ lên nhắc nhở người lao động có chừng mực trong vấn đề kiện cáo. Mình đang ăn lương của người ta, một mặt lại cứ đòi công bằng, trong khi người của pháp luật đến giải thích rồi
Ô.Tuấn, Cty Mitraco
Sự giúp đỡ củaVăn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân
Với câu hỏi dành cho Linh mục Nguyễn Văn Hùng là ông phải làm gì để giúp mười một chị công nhân này , ông cho biết:
LM Nguyễn Văn Hùng : Văn Phòng đã làm văn thư cho chính phủ và trong những ngày vừa qua thì chúng tôi được biết Cục Lao Động Miêu Lệ không giải quyết những vấn đề liên quan đến luật lao động ở bên Đài Loan mà công ty này vi phạm, ngược lại còn đứng về phía chủ để yêu cầu những công nhân này không đi làm. Vì vậy trong thời gian vừa qua các công nhân này phải ở nhà.
Văn Phòng đã làm văn thư cho chính phủ và trong những ngày vừa qua thì chúng tôi được biết Cục Lao Động Miêu Lệ không giải quyết những vấn đề liên quan đến luật lao động ở bên Đài Loan mà công ty này vi phạm, ngược lại còn đứng về phía chủ để yêu cầu những công nhân này không đi làm.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng
Vâng. Chúng tôi đã làm văn thư gửi cho bên Cục Lao Động Miêu Lệ để yêu cầu họ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp họ không giải quyết thì qua sự đồng ý của những người công nhân, chúng tôi sẽ giúp đỡ cho họ để xin luật sư đưa vụ việc làm thêm giờ ra trước pháp luật để yêu cầu bồi thường.
Sự mâu thuẩn bất đồng giữa các nữ công nhân Việt với công ty may mặc Trúc Long của chủ Đài Loan và công ty môi giới Mitraco bên Việt Nam nên được lý giải thế nào?
Thưa quí vị, vài giờ trước khi chuyên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay được phát đi trên chương trình buổi tối, Linh mục Nguyễn Văn Hùng báo cho Thanh Trúc biết chiều hôm qua văn phòng của ông cùng các nữ công nhân Việt đã có cuộc họp với phía chủ Đài Loan và giới hữu trách lao động huyện Miêu Lệ. Trong phiên họp phía chủ Đài Loan đưa ra văn bản mà công nhân đã ký trước khi lên máy bay, đồng ý rằng qua Đài Loan thì làm việc tính theo khoán sản phẩm.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng báo cho Thanh Trúc biết chiều hôm qua văn phòng của ông cùng các nữ công nhân Việt đã có cuộc họp với phía chủ Đài Loan và giới hữu trách lao động huyện Miêu Lệ.<br/>
Ngay sau đó các công nhân cho biết:
Nữ công nhân ở Hưng Yên : Ở bên Việt Nam công ty môi giới muốn cho chúng em ký giấy tờ, họ không cho tụi em đọc, họ bắt chúng em ký chỗ nào thì chúng em phải ký. Có một bản hợp đồng chính thức của bọn em là ăn lương cơ bản với cả sản phẩm.
Nhưng mà cũng có bản thoả thuận mà họ bắt bọn em phải ăn lương theo sản phẩm thì họ đưa ra sân bay bắt bọn em phải ký, nên sang đây bọn em đâu có biết đâu. Ở sân bay đưa giấy tờ bắt bọn em ký thì bọn em phải ký thôi, chẳng có thời gian dể mà đọc. Bọn em chẳng được xem chẳng được đọc gì hết.
Hôm qua người ta nói với chúng em là nếu một ngày mà không đạt thì muốn về cứ về, người ta không yêu cầu phải làm thêm. Mà làm thêm là phải được sự chấp thuận của tổ trưởng. Thế mà ngày hôm nay bắt đầu bọn em đi làm, 5 giờ chiều bọn em về mà người ta mắng, người ta chửi, người ta bảo nếu không làm thì người ta cho nghỉ.
Bọn em đứng dậy đi về thì người ta bảo người ta không cần nữa, nghỉ thì người ta không bồi thường gì hết. Mà nếu có làm thì bọn em cũng không làm nổi vì người ta khoán quá cao.
Thanh Trúc : Xem ra sự thiệt thòi vẫn là điều mà các nữ công nhân Việt ở công ty Trúc Long phải gánh chịu.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối Thứ Năm tuần tới.