Cty. SONA đêm hôm đòi đưa lao động về nước
Chị Phạm Thị Quỳnh thuật lại: Anh Dũng là người đại diện cho công ty SONA bên này, ảnh đến với 2 người bảo vệ và một ngưởi cảnh sát Mã Lai. Ảnh nói với chúng em là có lệnh của đại sứ quán trục xuất chúng em về nước vì sang đây mà không làm việc.
Ảnh nói chúng em phải thu xếp khẩn trương quần áo đồ dùng trong 10 phút mà không nhanh thì ảnh cho pô-lit (police) còng tay chúng em kéo ra sân bay để về nước.<br/> <strong> Chị Phạm Thị Quỳnh </strong>
Ảnh lôi giấy ra ảnh đọc cho chúng em là đáng nhẽ về trước ngày mùng 7 nhưng mà đến hôm nay thì là muộn rồi cho nên phải ra ngay sân bay lập tức để về. Cái chuyện bồi thường như thế nào thì về Việt Nam, còn lương thì ảnh trả chị Đặng Hà và Nguyễn Hà đầy đủ. Ảnh nói chúng em phải thu xếp khẩn trương quần áo đồ dùng trong 10 phút mà không nhanh thì ảnh cho pô-lit (police) còng tay chúng em kéo ra sân bay để về nước.
Các anh Năng với lại anh Thắng với lại Hoàng tới gọi anh Dũng lại để nói chuyện là tại làm sao đêm hôm như thế này lại đưa lao động về nước, thì ảnh (Dũng) nói là cái này là lệnh của đại sứ quán. Ảnh nói là ảnh theo lệnh của đại sứ quán và lôi tờ giấy ra thì tờ giấy chỉ viết có máy cái tên linh tinh là chúng em không đủ khả năng làm việc với lại không có chữ ký của ai hết. Thế là các anh nói là như thế này áp dụng vào đâu mà đưa những người lao động về nước như thế này là không có đúng. Thì anh Dũng ảnh cũng không có nói gì nữa, rồi ảnh tự rút lui ảnh về ạ.
Thanh Trúc : Đó là chuyện tối hôm Thứ Hai, tối hôm nay là tối Thứ Tư thì có chuyện gì xảy ra?
Chị Phạm Thị Quỳnh : Tối hôm nay thì ở Việt Nam công ty SONA đã đánh về tỉnh của em là tỉnh Thái Bình thì đưa mọi người ở trên tỉnh về uỷ ban xã triệu tập bố mẹ em lên và nói em ở bên này theo kẻ xấu, tung tin ra thế này thế kia để cho bố em phải ký kết vào tờ giấy bắt em phải về ngay, còn nếu mà không về thì bỏ tù em ở bên này ạ. Bây giờ chị Nguyễn Thị Hà nói chuyện với chị nhé?
Thân nhân bên Việt Nam bị hăm dọa
Thanh Trúc : Chị Hà ở Thanh Hoá đó phải không?
Chị Nguyễn Thị Hà : Vâng. Chị ơi, sáng hôm nay công an tập trung đến nhà em doạ gia đình nhà em là hiện gìơ em ở bên này làm có 3 tháng trốn ra ngoài để phá vỡ hợp đồng mà công ty bảo lãnh cho về lại không về, còn ăn vạ công ty. Gia đình muốn cho Hà về thì phải ký kết vào giấy này để công ty bảo lãnh cho Hà về, chứ nếu mà không về thì cảnh sát bên này sẽ đánh đập bỏ tù.
Thanh Trúc : Làm sao mà Hà biết tin ở bên nhà như vậy?
Chị Nguyễn Thị Hà : Thì hôm nay em điện về hỏi thăm gia đình, mẹ em khóc, mẹ em nói là mày làm sao để cho công ty đưa công an về kéo mẹ kéo anh lên xã để ký kểt vào giấy bảo lãnh cho mày về. Hôm nay em điện về cho biết tình hình là như vậy và em nói rõ cho mẹ em biết.
Sáng hôm nay công an tập trung đến nhà em doạ gia đình nhà em là hiện gìơ em ở bên này làm có 3 tháng trốn ra ngoài để phá vỡ hợp đồng mà công ty bảo lãnh cho về lại không về, còn ăn vạ công ty.<br/> <strong> Chị Nguyễn Thị Hà</strong>
Thanh Trúc : Cho Thanh Trúc nói chuyện với chị Đặng Thị Hà đi.
Chị Đặng Thị Hà : Vâng. Em đây.
Thanh Trúc : Đây là Đặng Thị Hà có phải không?
Chị Đặng Thị Hà : Vâng ạ. Em ở tỉnh Phú Thọ chị ạ. Chiều hôm nay công ty SONA cho người của công ty và công an tỉnh triệu tập về xã em, gọi chồng em ra để ký kết, làm đơn để xin cho em về nước. Công ty nói với chồng em là bây giờ em sang bên này không làm việc, phá hợp đồng. Nếu chồng em không viết lá đơn xin cho em về nước thì chồng em phải bỏ một số tiền ra để nộp cho công ty SONA, mà nếu không làm đơn thì công ty SONA cũng không cho em về mà bắt em ở bên này, nhốt tù ở bên này.
Muốn về nước phải đóng 16 triệu đồng
Thanh Trúc : Thanh Trúc nói chuyện với ông Lý ở bên toà đại sứ thì ông ta nói rằng các chị qua đây không chịu đi làm.
Chị Đặng Thị Hà : Không phải ạ. Như trường hợp của em sang nhà chủ em làm được 3 tháng thì tự nhiên nhà chủ lại đưa em sang nhà chủ khác em làm được 2 ngày thì nhà chủ khác đấy lại đưa em về nhà chủ cũ, thì về nhà chủ cũ em làm được 5 ngày thì nhà chủ đấy lại bắt em đi làm tiếp ở một nhà chủ khác thì em mới bảo vớí nhà chủ là bây giờ nếu bà tiếp tục không cho tôi làm việc ở nhà bà thì bà đưa tôi ra công ty để tôi xin về nước. Nhưng ra công ty thì công ty bắt chồng em phải nộp cho công ty SONA 15 triệu thì mới cho em về nước.
Thanh Trúc : Thanh Trúc có gọi hỏi ông Dương Kim Huyền là ông phó giám đốc của công ty SONA thì ông ta nói rằng là không có cái chuyện đòi 14-15 triệu.
Chị Đạng Thị Hà : Có. Thực tế là như thế. Em đi sang đây là hôm 17-7-2008 thì đi cùng với chị Nguyễn Thị Thanh. Đi sang đây được hơn một tháng thì đúng vào ngày 28-8 thì chị về nước, trong đó chị chồng mất 16 triệu mới về nước được chị ạ.
Nếu bà tiếp tục không cho tôi làm việc ở nhà bà thì bà đưa tôi ra công ty để tôi xin về nước. Nhưng ra công ty thì công ty bắt chồng em phải nộp cho công ty SONA 15 triệu thì mới cho em về nước.<br/> <strong> Chị Đạng Thị Hà</strong>
Tại vì chị ấy sang đây chỉ vào nhà chủ làm được 3 ngày thì vì công việc quá nặng nhọc, làm việc quần quật cho đến 2 giờ sáng mới được ngủ, mà thậm chí một ngày chỉ được ăn có một gói mì tôm thôi. Thế chỉ không thể làm việc được.
Làm việc được cho nhà chủ 3 ngày thì chỉ bảo là bây giờ tôi mệt mỏi quá không thể làm việc được nữa, bây giờ cho tôi ra công ty, thì cho ra công ty thì chỉ cảm thấy sức khoẻ quá yếu rồi nên chỉ bảo thôi bây giờ cho tôi về nước. Chỉ phải nộp cho công ty SONA 16 triệu thì họ mới cho chị về nước.
Thanh Trúc : Ngoài chị Đặng Thị Hà, Thanh Trúc cũng có hỏi ông Nguyễn Hải Lý, phòng quản lý lao động nước ngoài ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Kuala Lumpur, là có phải mấy chị đi thì mấy chị phải đóng một số tiền là ba triệu mấy không, thì ông ta nói đó chỉ là tiền đặt cọc thôi. Chị giải thích thế nào?
Chị Đặng Thị Hà : Không phải chị ạ. Em, như trường hợp của em thì tất cả 11 chị em cùng một xã, chúng em đi là di theo công ty SONA đã cho người về, về từ bí thứ, chủ tịch cho đến phụ nữ xã vận động chị em đi làm kinh tế, nên mỗi chị em phải xuống công ty thì có người môi giới của công ty đưa giấy làm thủ tục vay tiền ngân hàng cho chúng em mỗi chị em 8 triệu. Công ty phối hợp với ngân hàng vay tiền cho chúng em 8 triệu thì công ty giữ nguyên 6 triệu hai của chúng em, còn đưa lại cho chồng em 1 triệu tám.
Thanh Trúc : Đó là trường hợp của chị Hà, còn mấy chị kia thì sao? Đưa (điện thoại) Thanh Trúc hỏi lại chị Quỳnh một tiếng.
Chị Phạm Thị Quỳnh : Dạ em nghe đây chị.
Thanh Trúc : Chị Phạm Thị Quỳnh ở Thái Bình?
Chị Phạm Thị Quỳnh : Vâng.
Thanh Trúc : Ông Nguyễn Hải Lý ở bên Toà Đại Sứ Việt Nam ổng nói rằng các chị đi thì các chị chỉ đặt cọc số tiền 3 triệu mấy thôi chứ không phải là công ty môi giới lấy tiền của mấy chị và khi nào mấy chị về nước thì người ra sẽ trả lại.
Chị Phạm Thị Quỳnh : Khi chúng em lên thì là người ta bảo là đi theo cái nguồn vốn tài trợ của người nghèo như là giúp vốn cho các chị đi, thì em cũng có được biết là họ lấy của em 3 triệu và bảo sau 3 năm về nước làm đủ thì họ trả lại cho 2 triệu còn họ lấy tiền môi giới của mình là 1 triệu chị ạ.
Thanh Trúc : Tuần trước tất cả đều nói rằng mong muốn đi về nước chớ không muốn ở đây nữa, thì bây giờ công ty SONA khẩn cấp cho mấy chị về thì tại sao các chị lại không về đi?
Chị Phạm Thị Quỳnh : Em cũng muốn nói luôn với chị như thế này. Trước lúc ra sân bay thì người ta cho em biết là làm thời gian chỉ có 12 tiếng thôi, nếu quá 12 tiếng thì tính tiền tăng ca. Sau khi em sang bên này, từ sân bay về Kuala Lumpur là từ kem đánh răng, dầu gội đầu, rồi diện thoại của em đều bị thu hết chị ạ.
Về đến nhà chủ em làm được 2 ngày, 18 đến 19 tiếng một ngày, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, ăn chưa xong thì người ta giục mình làm. Thế là em thấy cái hợp đồng lao động không đúng chị ạ. Em muốn ra đòi hỏi để công ty nói lại.<br/> <strong> Chị Phạm Thị Quỳnh </strong>
Về đến nhà chủ em làm được 2 ngày, 18 đến 19 tiếng một ngày, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, ăn chưa xong thì người ta giục mình làm. Thế là em thấy cái hợp đồng lao động không đúng chị ạ. Em muốn ra đòi hỏi để công ty nói lại. Thì khi ra công ty người ta cho em điện về SONA để nói với chị Hiền, phó giám đốc công ty SONA phía Việt Nam đó chị.
Thì công ty SONA cho tụi em về nước nhưng lại không trả tiền cho em với lại đồ thu của em, với lại tiền học hành của em chi phí này kia thì em muôn đòi hỏi cái quyền lợi là tiền nong của em ở phía Việt Nam em đi đã nộp một khoản cũng khá lớn so với gia đình em nghèo.
Xong rồi sang đây hợp đồng không có một cái gì cho chúng em rõ ràng thì bảo em làm sao? Chúng em không biết là như thế nào, vì là cái ức hiếp gia đình nhà em rồi vu khống đủ thứ, rồi tiền nong thuyốc men của em thu hết rồi đồ dùng như vậy, bắt em làm với thời gian như vậy, rồi đánh đập người lao động, như thế mà chị bảo tự nhiên đưa chúng em về nước một cách dễ dàng thì chúng em không biết phải nói thế nào nữa chị ạ.
Giám Đốc Boat People SOS- CAMSA sang Malaysia
Thanh Trúc : Có mặt tại Malaysia để tìm hiểu vụ việc này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Boat People SOS, bao gồm CAMSA, tức tổ chức bảo vệ người lao động ở nước ngoài, cho biết:
TS Nguyễn Đình Thắng : Sáng hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với bà Fanlicon, một nhân vật chủ chốt ở trong công ty Winbond và chính căn nhà của bà ta là nơi giam giữ 4 chị công nhân người Việt trước khi họ chạy thoát ra vào ngày 9 tháng 11. Thì ba ta giải thích rằng bà ta nhận được chỉ thị từ phía Đại Sứ Quán Việt Nam là phải đưa những người này về nước lập tức. Vì lý do đó mà bà ta đã phải hợp tác với công ty SONA.
Chúng tôi có nói bà ta phải ngưng ngay tất cả hành động như vậy. Chúng tôi đặt diều kiện rằng nội ngày hôm nay bà ta phải trao trả lại tất cả các tài sản mà công ty Winbond đã tịch thu của các chị công nhân này. Thứ hai là phải yêu cầu công ty SONA không được gửi người đến quấy nhiễu nữa. Và thứ ba là phải cung cấp một số tiền cho những chị này mua thực phẩm để nấu nướng lấy.
Và khi chúng tôi đến thăm họ ngày hôm qua, tôi thấy những tờ giấy đựng những thức ăn như là cho chó ăn quẳng dưới đât và 4 người mà chỉ có 3 phần ăn mà thôi. Họ đã thực thi đúng 3 điều mà chúng tôi yêu cầu.
Thanh Trúc : Từ sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur, ông Nguyễn Hải Lý, chuyên trách Ban Quản Lý Lao Động tại Malaysia, nói với Thanh Trúc rằng bốn chị công nhân này phải về nước vì đi lao động mà không chịu làm việc.
Ông Nguyễn Hải Lý : Tại vì công nhân ở nhà đến cả tháng trời mà không đi làm.
Thanh Trúc : Họ nói rằng 3 tháng đầu họ có đi làm, nhưng mà cứ 10 ngày, 20 ngày lại đổi chủ mà không trả lương cho họ.
Ông Nguyễn Hỉa Lý : Theo như chúng tôi được biết thì họ nhận được lương đầy đủ nhưng công nhân không chịu nhận. Bây giờ công nhân cứ ngồi lại trong ký túc xá đấy không chịu đi làm. Tôi khẳng định luôn với chị là không có chuyện chi 3 triệu cả mà theo tôi biết là họ chỉ đặt cọc thôi chứ còn không có chi phí nào cả, khi họ về họ sẽ nhận lại.
Thanh Trúc : Mà bây giờ người ta trả tiền lương rồi người ta bảo đi về đi thì tại sao lại không đi về mà lại đòi ở lại làm cái gì nữa? Chính vì vậy cho nên Thanh Trúc mới lại hỏi.
Ông Nguyễn Hải Lý : Bây giờ người lao động sang đây không đi làm vì chủ sử dụng người ta không đồng ý nhận vì các chị không đạt yêu cầu nên công ty SONA đã mua vé cho các chị về nước rồi. Nhưng mà đến nay chúng tôi nghe thông báo là các chị vẫn không chịu về.
Thanh Trúc : Nếu mà như vậy thì tại sao ban ngày không lại nói chuyện với các chị mà lại 10 giờ đêm?
Ông Nguyễn Hải Lý : Có, có phản ảnh đến. Tôi cũng đã trao đổi. Nhưng mà vì chuyến bay buổi sáng sớm là 6 giờ sáng thì 4 giờ đã phải làm thủ tục xuất cảnh rồi. Thì 9-10 giờ tối người ta phải đưa đi chừng mấy trăm cây số cơ mà. Tất cả những vấn đề khúc mắc liên quan đến phía Việt Nam thì họ phải về Việt Nam để giải quyết.
Theo báo cáo của Winbond thì họ không đi làm, không đảm bảo sức khoẻ, không đảm bảo các điều kiện để đi làm, chính vì như thế nên phải đưa lao động về nước. Trước khi có văn bản của sứ quán thì tại buổi làm việc trước đó nữa thì sứ quán cũng đã thông báo các chị không đủ điều kiện phải sớm đi về nước.
Thanh Trúc : Thanh Trúc gọi lại cho SONA tức Công Ty Nhân Lực và Thương Mại ở Hà Nội. Vẫn ông Phó giám đốc Dương Kim Huyền trả lời.
Ông Dương Kim Huyền : Nếu mà chị muốn liên hệ vì muốn có thêm tin thì chị liên hệ với bên kia đại diện của công ty chúng tôi và nếu đại diện công ty của chúng tôi làm mà người lao động cảm thấy chưa thoả đáng thì người lao động có quyền liên hệ trực tiếp với công ty. Có những chuyện thế này thế kia nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty và công ty chúng tôi chịu trách nhiệm cho họ.
Thanh Trúc : Họ là những người lao động ít chữ ít nghĩa mà, phải bảo vệ cho họ chứ!
Ông Dương Kim Huyền : Cái đó là tôi khẳng định ngay từ đầu rồi là công ty là cơ quan cấp giấy phép đưa đi, cơ quan hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bản thân 4 cô có bao giờ chịu liên hệ với công ty đâu. Chỉ liên hệ đâu đâu mà thôi. Gia đình cũng mong các cô về.
Vừa rồi là câu chuyện về bốn phụ nữ giúp việc nhà ở Malaysia.
Trong lúc chờ xem các phía trách nhiệm giải quyết thế nào, Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối Thứ Năm tuần tới.