Tại một hội nghị cấp cao sáu nước ở Lào tuần rồi, có tên là Phối Hợp Khởi Xướng Phòng Chống Buôn Người Khu Vực Mekong, bao gồm Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Kampuchia, Miến Điện, Việt Nam, viên chức chuyên trách phòng chống buôn người của Lào, ông Kiengkham Inphengthavong, cảnh báo rằng tệ nạn buôn người tại sáu quốc gia dọc lưu vực Mekong có khả năng tăng cao vào khi giao thương ngày càng phát triển trong lúc xu hướng di dân từ vùng này qua vùng khác cũng theo đó tăng lên.
Ông nói ngày nay nạn buôn người trở nên nguy hiểm hơn vì nấp dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau, vì thế rất khó theo dõi và kiểm soát.
Ông nói ngày nay nạn buôn người trở nên nguy hiểm hơn vì nấp dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau, vì thế rất khó theo dõi và kiểm soát.
Tổ Chức Di Dân Quốc Tế (IOM) ước lượng mỗi năm khoảng hai trăm ngàn đến bốn trăm năm chục ngàn người trong vùng Mekong bị bán ra hay vào khu vực này.
Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay là cô Diệp Vương, chủ tịch tổ chức phi chính phủ có tên Pacific Links, Vòng Tay Thái Bình, hoạt động ba năm nay trong lãnh vực phòng chống buôn người tại An Giang , Đồng Tháp, Long Xuyên, nơi nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm mà Thanh Trúc nhiều lần tường trình đến quí vị trong những chương trình trước đây.
Phải là những tổ chức quy mô xuyên quốc gia
Cô Diệp Vương : Chắc chắn phải tăng thôi tại vì cái nguồn lực để mà ngăn chận thì hiện thời bây giờ nó cũng không có đủ tới đâu hết. Khi mà chúng tôi nhìn thấy con số từ 200.000 đến 450.000 người mỗi năm thì chúng tôi cảm thấy một trong những việc mà dính líu tới những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia như vậy thì đòi hỏi một sự phối hợp rất là chặt chẽ khác nữa.
Những cái người buôn bán con cháu họ hay là người thân quen của họ thì là bán lẻ, mà bán lẻ lại tại có người mua, phải có một tổ chức , phải có sự sắp xếp thì mới có thể làm việc được, chứ bây giờ một đứa nhỏ bán qua để ở đợ trong một gia đình nào đó - tôi lấy ví dụ như vậy - thì cái chuyện đi ở trong gia đình đó thì nó xảy ra ngay tại Việt Nam này chứ không có phải xuyên biên giới như thế này.
Khi mà chúng tôi nhìn thấy con số từ 200.000 đến 450.000 người mỗi năm thì chúng tôi cảm thấy một trong những việc mà dính líu tới những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia như vậy thì đòi hỏi một sự phối hợp rất là chặt chẽ khác nữa.
Thành ra tôi nghĩ cái vấn đề này không chỉ là vấn đề của những người dân mà từ trước tới giờ không phạm tội thì bây giờ tự nhiên lại có đường dây để mà bán được. Tại vì khi mà nó có đường dây thì phải có sắp xếp, phải có những cái đầu bên kia biên giới, nghĩa là từ Việt Nam sang Kampuchia, hay từ Việt Nam sang Thái Lan, hay tới Mã Lai, v.v. hay là từ Trung Quốc đi qua Việt Nam xuống tới Thái Lan, chắc chắn là phải có sự tham gia của những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Như vậy thì trong cuộc họp cấp cao này tôi nghĩ là họ cũng có đề cập tới nhưng mà trong mẩu tin ngắn ngủi mà mình thấy thì nghe như đâu rằng cái này là những cái tự phát. Có những cộng động tôi nghĩ rằng có nguy cơ này cao hơn những cộng đồng khác, những nơi có những di dân từ nước này sang nước kia, ở đâu cũng vậy, giáp biên giới là người dân người ta qua lại, thì người Việt Nam mà sang sinh sống tại Kampuchia mà không có được sự chấp nhận của chính phủ Kampuchia, và nếu mà như vậy thì cái đứa nhỏ sinh ra đó không giấy không tờ, không đi học, là con gái thì con đường nó bị bán rất là cao.
Rồi người Kampuchia mà bị bán sang Thái Lan hay là đi sang Thái Lan ở mà không có giấy tờ gì hết thì cũng bị những nguy cơ rình rập giống y như những người khác thôi. Thành ra đây là một vấn đề nó dính liền với di dân và chính phủ các nước đều nhìn thấy chuyện này, nhất là những nước giáp biên giới với nhau như vậy.
Tổ chức nẳm dưới nhiều hình thức
Thanh Trúc : Còn có một điều đáng chú ý hơn nữa mà viên chức Lào về phòng chống buôn người đã nhấn mạnh, đó là khai thác lao động làm việc trong những nhà máy và những cơ xưởng mà tiền lương rẻ mạt, hoặc là ở đợ, đi làm việc nhà, thậm chí đi ăn xin ngoài đường phố hoặc là phải đi đánh bắt cá ở những vùng xa của những quốc gia mà họ bị đưa tới.
Cô Diệp Vương : Bây giờ nhìn lại trong cái định nghĩa của họ qua mẩu tin này thì cũng có nói về vấn đề "labor" tức là đi làm công hay là phải đi làm nô lệ tình dục và chúng tôi cũng muốn cộng vô đó luôn là những người con gái mà bị gạt nói là đi qua đi làm nhưng mà cuối cùng lại bị bán vô làm vợ lẻ, vợ hai, vợ ba hay là vợ chính thức của những ông già ở bên những nước khác, tại vì chúng tôi cũng có giúp đỡ những trường hợp như vậy, thì chúng tôi cảm thấy rằng những cái tính toán mà nhập nhằng như thế này nó sẽ làm cho con số cao lên trước mắt tại vì nước nào khi mà xuất khẩu lao động cũng đếm được bao nhiêu cái passport đi xuất khẩu lao động.
Vấn đề "labor" tức là đi làm công hay là phải đi làm nô lệ tình dục và chúng tôi cũng muốn cộng vô đó luôn là những người con gái mà bị gạt nói là đi qua đi làm nhưng mà cuối cùng lại bị bán vô làm vợ lẻ, vợ hai, vợ ba hay là vợ chính thức của những ông già
Cái mà tôi lo nhứt chị Thanh Trúc biết không, là mọi người nhìn chuyện này rồi nói "Ờ, thôi thì ở nhà không có việc làm thì phải đi chỗ khác đi làm", mà tha phương cầu thực thì cái chuyện nghèo đói là chuyện đương nhiên, thành ra nó sẽ có một phần nào đó gọi là thờ ơ hơn chút nữa đối với một cái nạn mà tạo ra một tầng lớp nô lệ ngay trong dân chúng của mình. Mà nếu như vậy thì thực sự ra cái ảnh hưởng 20 năm sau này của số người bị buôn bán như vậy thì nó sẽ như thế nào nữa?
Thanh Trúc : Từ điểm này, xin nêu lên một vấn đề trước mắt của Việt Nam là đã có nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam hẳn nhiên là bị bán qua Combodia vào những đường mãi dâm. Thái Lan là một nước có kỹ nghê mãi dâm (sex industry), có du lịch mãi dâm (sex tourism ) rất là phồn thịnh, do đó cũng thu hút một số phụ nữa Việt Nam qua đó. Và nhìn lên trên lại là Trung Quốc đang lâm vào cái cảnh trai thừa gái thiếu và bằng chứng là đã có một gia đình 3 người con trai lấy một người vợ Việt Nam.
Cô Diệp Vương : Thật ra phu nữ Việt Nam tại vùng biên giới với Trung Quốc họ cũng biết là nếu bây giờ tự động họ đi qua bên kia biên giới thì họ sẽ không được cái gì lợi hết, thành ra đại đa số những trường hợp mà trở về được thì theo chúng tôi xem báo chí tường thuật lại thì rõ ràng là thường thường bị gạt, không giống như như ở dưới Kampuchia - Việt Nam mà nói đi qua đi làm. Thường thường là người ta không muốn vượt biên giới mà người ta bị gạt qua biên giới hồi nào mà người ta không hay thì cái đó nó lại khác.
Nhưng mà quay trở lại con số 200.000 đến 450.000 người mỗi năm này thì tôi không biết là trong 200.000 đến 450.000 người này thì bao nhiêu người nam, bao nhiêu người nữ, và bao nhiêu trẻ em, và trong dộ tuổi nào.
Nhất là trong vấn đề nô lệ tình dục thì thường thường là phụ nữ - con gái nhiều nhứt. Mà nếu cái số này mà nhiều như vậy thì có nghĩa là tổng số Trung Quốc thì một tỷ mấy người nhưng lại thiếu con gái trầm trọng, ở Việt Nam thì gần 90 triệu người, còn ở Lào, Kampuchia, Miến Điện, Thái Lan, như vậy thì con số này ảnh hưởng tới những nước nào nhiều nhứt?
Nếu mà chẳng may những con số này là đại đa số là phụ nữ mà phụ nữ thì không có đi từ China mà Việt Nam thì là đông nhứt, cho nên chúng tôi rất là sợ con số này có ảnh hướng nhiều hơn đối với Việt Nam, thay vì nói là ảnh hưởng chung trong 6 nước.
Vấn đề hồi hương chính thức có rất nhiều phức tạp
Thanh Trúc : Theo Bộ Lao Động & Phúc Lợi của nước Lào, từ 2001 cho đến 2008 thì đã có 1.229 người bị buôn bán mà phần lớn là phụ nữ và trẻ em thì đã được cho hồi hương về Lào mà từ Thái Lan với hiệp ước tương thuận giữa Lào và Thái Lan.
Cô Diệp Vương : Sáu nước này đều có những thoả thuận đó hết. Hầu như tất cả các nước đều có những cái thoả thuận giữa hai nước với nhau. Việt Nam và Kampuchia cũng có thoả thuận và bây giờ ngưới ta trả về đựơc 1.200 người, thì mình phải biết là cái số đi mà không có đường về là cái số bao nhiêu.
Cái số mà họ đếm được ở đây là 1.200 người mà là người Lào không, mà Lào thì rất là ít dân, và mỗi người trả về phải qua một tiến trình 17 bước của IOM và của thoả thuận song phương này đặt ra thì 17 bước đó là giấy tờ rất là lâu, rất là nhiều mới trả về được 1.200 người trong 7 năm, thì chị có tưởng tượng là làm sao rồi, so số đó với số 200.000 đến 450.000 người kia thì coi như đây là một đi không trở lại rồi.
Mỗi người trả về phải qua một tiến trình 17 bước của IOM và của thoả thuận song phương này đặt ra thì 17 bước đó là giấy tờ rất là lâu, rất là nhiều mới trả về được 1.200 người trong 7 năm
Một khi đã bước ra rồi thì không có đường trở về nữa, không có nghĩ đến ngày thoát đâu.
Theo kinh nghiệm bao nhiêu năm hoạt động thì tôi thấy là thực sự ra đối với những em gọi là có may mắn thần kỳ thì mới trở về lại được với gia đình .
Việt Nam có nhiều cố gắng chống tệ nạn buôn người
Thanh Trúc : Theo kinh nghiệm hoạt động 3 năm nay tại Việt Nam, nhứt là vấn đề buôn người qua biên giới, thì với nỗ lực của nhóm bộ trưởng của các nước để mà đưa ra chính sách hay chiến lược chống buôn người, vấn đề cấp bách nhứt là làm sao để giảm thiểu?
Cô Diệp Vương : Đặc biệt đối với những vùng dễ bị nạn buôn người hoành hành thì làm sao mà nâng cao nhận thức của người dân và của chính quyền địa phương, đồng thời tạo ra được những động lực khác để họ tìm được việc làm an toàn hơn và cho dù là họ có đi xuất khẩu lao động đi nữa thì nó vẫn là một cái xuất khẩu lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá - ở đây có việc và ở đó có người - thì số người này người ta sẽ đi tới tìm cái việc làm đó.
Nhưng mà mình làm sao mình bảo vệ được các em, bảo vệ được phụ nữ, và ngay cả nam giới, khi mà bước xuyên biên giới để làm việc mà kiếm tiền, nhứt là những vùng tại biên giới thì chính quyền tại biên giới họ phải nhìn cái chuyện hồi xưa tới giờ Việt Nam với Kampuchia là thông thương thì đi qua đi lại không có vấn đề gì hết, nhưng mà bây giờ đi qua đi lại lại có cái chuyện là có thể bị bán, như vậy mình phải thức tỉnh một chút để mình coi lại chuyện đó.
Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam thực sự ra cũng đã có những cố gắng rất là to lớn. Hôm trước tôi đứng sắp hàng ở sân bay Tân Sơn Nhứt đi Sài Gòn ra Hà Nội, tôi thấy đàng trước mặt tôi có một ông dẫn theo một thằng bé 5-7 tuổi gì đó thì anh công an đặc trách giấy tờ hỏi là "Đứa nhỏ này có phải con anh không?", thì ông này nói là "Đây là cháu tui, tôi dẫn ra ngoài Bắc đi ăn giỗ. Nó sanh ở trong này."
Ổng phải có một tờ giấy hay là hai tờ giấy gì nữa của chính quyền địa phương, của mẹ đứa nhỏ chứng nhận do chính quyền địa phương, rồi đưa ra thì công an người ta mới cho ổng đem đứa nhỏ đi, chứ còn không thì ổng không được dẫn đứa nhỏ đi. Nếu mà không có chuyện xét như thế này thì không biết là người ta đem con nít từ nơi này sang nơi khác như thế nào nữa!
Thanh Trúc : Đó là điều Việt Nam đang thực hiện?
Cô Diệp Vương : Dạ. Đang làm được. Thì những nỗ lực nào, ở tầm cỡ nào mới là cần thiết? Ít nhứt là mình phải đủ cảnh sát, mình phải đủ tiến, mình phải đủ cái cách để mà làm cho người dân người ta bắt đầu thức tỉnh, là người ta nói "Ờ, phải coi chừng, chớ còn không là có thể bị bán."
Vừa rồi là câu chuyện về buôn người ở sáu nước tiểu vùng Mekong , trong đó có Việt Nam, qua cái nhìn của cô Diệp Vương, chủ tịch tổ chức Vòng Tay Thái Bình có văn phòng ở Long Xuyên (Việt Nam) . Với chương trình ADAPT, qui tụ ba tổ chức NGO là Vòng Tay Thái Bình, I Can và Đông Tây Hội Ngộ , ADAPT đã hổ trợ giúp đỡ cho rất nhiều nạn nhân bị bán qua biên giới Kampuchia, đồng thời giáo dục để nâng cao năng lực phụ nữ và trẻ em hầu tránh cho họ trở thành nạn nhân của tệ nạn buôn người.