Tuy nhiên nhà thờ La San Mai Thôn, tọa lạc trong khu vực gần cư xá Thanh Đa bên bờ sông Saigon, thì không bị trưng thu nhưng tình trạng sạt lở từ đó đến giờ đã khiến nơi này nhiều lần gặp sự cố, có nghĩa là tổn thất nhân mạng và cơ sở sinh hoạt ngày càng bị xuống cấp xuống cấp trầm trọng.
Tỉnh Dòng La San
Tính cho đến 1975, Tỉnh Dòng La San ở Saigon có ba trăm sư huynh cùng nhiều tập sinh. Các sư huynh La San trông coi và dạy dỗ tại hai mươi ba trường gồm tiểu học, trung học, trường kỹ thuật, có qui chế nội trú cho học sinh Việt và học sinh thiểu số. Ngoài ra còn có một trường cho người mù và một Đại Học Sư Phạm.
Dòng Tu La Salle, thánh Jean Baptiste De La Salle, gọi qua tiếng Việt là dòng Lasan do thánh Gioan La San sáng lập.
Cùng với sự phát triển của dòng ở Việt Nam, người ta thấy rõ mục đích hoạt động của Nhà Dòng La San là giáo dục với những tên trường nổi tiếng như Adran và La San Taberb sau này. <br/>
Cách nay gần 150 năm vào ngày 9 tháng Giêng 1866, sáu sư huynh người Pháp thuộc dòng La San cập bến Saigon, lãnh trách nhiệm điều khiển Ecole D’Adran mà các linh mục Thừa Sai Paris thành lập tại Dalat từ năm 1861.
Cùng với sự phát triển của dòng ở Việt Nam, người ta thấy rõ mục đích hoạt động của Nhà Dòng La San là giáo dục với những tên trường nổi tiếng như Adran và La San Taberb sau này.
Năm 1904 các sư huynh La San lập trường Pellerin ở Huế, năm 1906 lập trường Saint Joseph ở Hải Phòng, năm 1957 trường La San Bình Lợi, Qui Nhơn, năm 1958 trường La San ở Ban Mê Thuột, năm 1974 đại học La San ở Saigon.
Nhà Dòng La San sạt lở xuống cấp đến báo động
Năm 1989, sau một cơn sạt lở khiến năm sư huynh thiệt mạng, các sư huynh ở đây tìm mọi cách di dời nhà thờ và nhà hưu dưỡng vào bên trong, cách bờ sông một khoảng rộng hơn lúc trước. Tháng Bảy năm 2011, vào khi một buổi Thánh lễ đang diễn ra thì bất thần nền nhà nguyện sụp xuống chỉ còn mái, sườn và mấy cây
![Khoảng đen dưới thềm nhà chưa sụp là khoảng trống do nước cuốn đất](https://www.rfa.org/resizer/v2/YK7OA6P4VAP64OBABCA4GBPH7M.jpg?auth=a7f182e7d5b9fc10b76317193548f539be74bcb5975ebcbaab00e4e701ff6fa1&width=400&height=300)
cột đứng vững . Vì nền đã sụp như vậy nên nhà nguyện này không còn sử dụng được nữa. Tính đến lúc này thì toàn thể ngôi nhà gần như bị nghiêng lệch phần nào do đất lún, tường cũng bị nứt do tác động từ độ nghiêng của căn nhà.
Ông Huỳnh, cựu học sinh La San sau đi du học ở Pháp, nay về ở luôn tại Saigon, mô tả tình trạng xuống cấp của nhà thờ La San Mai Thôn và nhà hưu dưỡng nằm ở phía sau, nhất là sau lần sạt lỡ đất năm 1989:
Lúc trước thì gần bờ sông hơn rồi vì đất không tốt bắt buộc phải dời cả khu nhà đó vào mà bây giờ đất ở dưới cũng rút lần đi, thành ra chỗ nào yếu thì nó sụp xuống là vậy. Bây giờ chỉ còn mấy cái cột ở đó thôi. Cùng một dãy nhà thành thử cái chỗ ở mình đi mình dậm chân thì mình cảm được là nó cũng rỗng ở bên dưới và không biết nó sụp lúc nào. Không an toàn chút nào cả, mấy frères sống thấp thỏm, phó thác, có sao thì chịu vậy thôi.
cái chỗ ở mình đi mình dậm chân thì mình cảm được là nó cũng rỗng ở bên dưới và không biết nó sụp lúc nào. Không an toàn chút nào cả, mấy frères sống thấp thỏm, phó thác, có sao thì chịu vậy thôi.
Ông Huỳnh, cựu học sinh La San
Các sư huynh mà ông nói chính là mười hai frères cao tuổi và già yếu đang an dưỡng tại đây. Bà Vinh, một Việt kiều khác ở Mỹ, mười sáu năm trước khi còn ở Việt Nam đã từng cho con theo học lớp Toán dạy kèm của các sư huynh ở Mai Thôn, kể lại tình cảnh khó khăn nghèo nàn của nhà thờ và nhà hưu dưỡng La San Mai Thôn ngày bà trở về thăm tháng Chín năm ngoái:
Thì ngôi nhà đó là những tầng lầu xiêu vẹo rất là tang thương, cộng thêm các frères già đã về hưu, có người thì bịnh có người nằm liệt giường. Khẩu phần ăn rất là thảm, chỉ có mười lăm ngàn đồng một người.
Đây là những vị sư huynh ngày trước từng giảng dạy từng đứng lớp trong các trường trung tiểu học hay trường kỹ thuật của Nhà Dòng. Có vị đi dạy học nhưng cũng có vị từng là Bề Trên Giám Tỉnh, nay vì tuổi già sức yếu không còn làm việc nữa.
Nói ngay thì cảnh thật trước mắt như vậy. Cũng không biết sạt lỡ và sụp lúc nào. Ngày xưa, bao nhiêu năm trước đã có một lần sụp, có frère chết vì đang ngủ thì bị sạt lở xuống sông. Bây giờ cũng không có tiền hoặc là kinh phí để sửa chữa nhà thờ, đại khái cuộc sống rất là cơ cực.
![Nền nhà thờ có thể sụp lở bất cứ lúc nào.](https://www.rfa.org/resizer/v2/DS2F23PJYSF3EFYTBNQNJHGE4Q.jpg?auth=7c4df4a0466baad5e642861ddaa4e6f084b02200ced4e390a8bf1ae5e886260d&width=400&height=300)
Đất bị sạt lỡ đó ngay cạnh bờ sông, người dân quanh đó cũng đã di dời vào phía trong này. Đất của Nhà Dòng cũng phải dời vào phía trong, không ai biết sẽ sụp lỡ lúc nào nên họ sống trong phập phồng nguy hiểm lắm.
Đó là hoàn cảnh hiện tại của nhà thờ La San Mai Thôn, nơi có nhà hưu dưỡng dành cho các sư huynh cao tuổi nay đã nghỉ hưu, có vị tám mươi, có vị chín mươi hoặc hơn. Có thể thật là khó tưởng tượng trong thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ và náo nhiệt kia lại tồn tại một khu sạt lở nguy cấp như vậy.
<i>Nói ngay thì cảnh thật trước mắt như vậy. Cũng không biết sạt lỡ và sụp lúc nào. Ngày xưa, bao nhiêu năm trước đã có một lần sụp, có frère chết vì đang ngủ thì bị sạt lở xuống sông. </i> <br/>
Bây giờ vì các frères phải ở lại đó thôi chứ biết sao. Những vùng cách đó nửa cây hay một cây thì cũng bị sạt lở hết, còn riêng nhà bên này thì bây giờ nghiêng hẳn đi, tường nó hở hết ra. Sau khi sập hồi tháng Bảy đến tháng Mười thì có sửa nhưng bây giờ tường nó vẫn kéo ra. Bây giờ cái nền nhà thì có chỗ lún chỗ không, chỗ một phân chỗ hai phân. Kỹ sư họ khuyên không để đồ nặng. Họ cũng khuyên nên di dời nhưng bây giờ dời thì không có chỗ ở.
Vừa rồi là lời sư huynh Nguyễn Huy Thọ, quản lý nhà hưu dưỡng La San Mai Thôn, nơi có mười hai sư huynh già yếu đang nghĩ hưu. Sư huynh Nguyễn Huy Thọ được coi là tương đối trẻ nhất trong các vị ở nhà hưu dưỡng, thế nhưng theo lời bà Vinh từ Mỹ về thăm nhà kể lại thì bản thân sư huynh Nguyễn Huy Thọ cũng đang bịnh khá nặng.
Do nền nhà nguyện đã sụp, không ai có thể bước vào đó vì sợ nguy hiểm, các sư huynh phải dời chỗ làm lễ ra một phòng nhỏ hơn ở phía sau:
Cái chỗ sụp thì không bước vô đó được vì họ khuyên không nên bước vô đó nữa bởi vì đất rỗng hết từ đầu đến cuối luôn, khoảng bảy mươi centimet từ trên xuống. Bây giờ thì phải dời vô phía hành lang của ngôi nhà trong khu đất đó, không thể vô trong vì không đủ chỗ. Chủ Nhật thì làm lễ phía ngoài, bốn bên đều trống hết.
<i>Cái chỗ sụp thì không bước vô đó được vì họ khuyên không nên bước vô đó nữa bởi vì đất rỗng hết từ đầu đến cuối luôn, khoảng bảy mươi centimet từ trên xuống. Bây giờ thì phải dời vô phía hành lang của ngôi nhà trong khu đất đó, không thể vô trong vì không đủ chỗ. </i> <br/>
![Cảnh hoang tàn chung quanh Nhà Nguyện Mai Thôn và Nhà Hưu. RFA](https://www.rfa.org/resizer/v2/JZYSL4HBX7DRDLSCYJSMQINSZE.jpg?auth=5d352f270947d283f9f2e462f34a832a0c228aad24ecb479c2567a3a84885c10&width=400&height=567)
Tuy xập xệ hư hao như vậy nhưng La San Mai Thôn vẫn duy trì một khu cho các tập sinh của Nhà Dòng theo học:
Ở đây cũng giống như cái Nhà Mẹ, thành ra cũng có các em trong học viện, các em dự tu, các frères còn đang học về đạo, khoảng bốn mươi bốn mươi mốt người trong Nhà Mẹ này ở Việt Nam mình, gọi là nhà chính để hội họp và lễ lạy. Sau năm 75 thì giờ chỉ còn đất chỗ này là lớn nhất thôi.
Cuộc sống kham khổ cơ cực của các frères
Đối với các sư huynh ở La San Mai Thôn, cuộc sống khó nghèo thanh đạm không phải là trở ngại chính vì khi dấn thân đi tu thì sống khó nghèo để phục vụ là lời khấn hứa của các vị:
Chúng tôi sống theo tiền của Nhà Dòng chu cấp, tất cả mọi sự đều của Nhà Dòng cho, Bề Trên cho bao nhiêu thì dưới này xài bấy nhiêu vậy thôi.
Nhưng dưới mắt của nhiều người đến thăm thì chừng như các sư huynh ở đây không chỉ sống khó nghèo mà là sống dưới mức nghèo khổ. Bất kể sự kham khổ đó, sư huynh Nguyễn Huy Thọ vẫn cho là có thể chấp nhận được:
Tiêu chuẩn nó như vậy rồi, không đến nỗi quá lắm mà ngày ngày dùng đủ. So với người ngoài thì có vẻ kém nhưng mà với chúng tôi thì sao cũng được hết, vẫn không đến nỗi nào.
Ngoài rủi ro sạt lở hay sụp đất, khu vực tọa lạc nhà thờ La San Mai Thôn bây giờ vẫn là vùng lầy lội, nhiều cây cối và thường chịu đựng những đợt triều cường, một hoàn cảnh không thuận lợi cho cuộc sống của người già vốn đã có nhiều khó khăn trước mắt:
Tiêu chuẩn nó như vậy rồi, không đến nỗi quá lắm mà ngày ngày dùng đủ. So với người ngoài thì có vẻ kém nhưng mà với chúng tôi thì sao cũng được hết, vẫn không đến nỗi nào.
sư huynh Nguyễn Huy Thọ
![Nền nhà khu dâng lễ cũng bị sập lở trầm trọng.](https://www.rfa.org/resizer/v2/HAWWEAT4NW2VUF5VMORAADHETI.jpg?auth=c801613245f4047674c8b8ae24605054e424d882bc914388f57331708c15cb3f&width=400&height=304)
Cái mà chúng tôi ưu tư nhất là một nhà nguyện để cho các sư huynh ổn định trở lại thời gian những ngày cuối đời. Tại vì khu này cây cối nhiều nên rắn rất nhiều, hồi xưa nhà nguyện nằm sát bên nhà hưu thì đi lại dễ, bây giờ buổi sáng các cụ đã lớn tuổi rồi mà nhiều khi đi xa như vậy tôi rất sợ, tại vì đất gần nước rồi thứ hai là cây cối thành có rắn hổ mang, rắn lục, bò cạp, rít. Mỗi lần con nước lên ngập vô trong sân thì bao nhiêu con đó tìm những chổ khô ráo, thành nó bò vô trong phòng các frères. Tôi sợ nhất là vấn đề đó vì đã có ông bị cắn rồi.
Còn nếu chẳng may thêm một lần sụp đất hay một trận sạt lở nặng nữa, cũng là nỗi lo thứ hai bên cạnh muôn vàn nỗi ưu tư của sư huynh quản lý La San Mai Thôn, thì không hiểu chuyện gì xảy ra. Một cựu học sinh La San Taberd, bác sĩ Võ Duy Khánh, kể về những thay đổi của dòng La San ở Việt Nam sau năm 1975 mà ông chứng kiến:
Trước 75 dòng La San là dòng chuyên về giáo dục và phải nói là các frères đào tạo biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước Việt Nam mà hiện thời bây giờ nhiều người còn lại vẫn làm việc giúp ích cho xã hội, có nhiều người đi khắp nơi trên thế giới, thành công ở các nơi.
Cái hướng của La San là mở trường khắp nơi trên toàn quốc Việt Nam hồi xưa, từ Hà Nội tới Cà Mau nơi đâu cũng có trường La San hết. Mấy trường đó nhà nước cũng lấy và frère nào còn có khả năng thì trở thành giáo viên ở trường đó. Một số nhà nước trưng dụng để làm trường công, như trường Nguyễn Du Taberd bây giờ trở thành trường công. Coi như bây giờ mấy frères chỉ còn ở một chút thôi. Thì mấy frères vẫn còn dạy nhưng phân tán ở các nơi, thí dụ vào mấy trường công dạy ngoại ngữ dạy toán như một giáo viên thường chứ không thành một trường dòng như hồi xưa nữa.
<i>Mỗi lần con nước lên ngập vô trong sân thì bao nhiêu con đó </i> <i>(rắn hổ mang, rắn lục, bò cạp, rít)</i> <i> tìm những chổ khô ráo, thành nó bò vô trong phòng các frères. Tôi sợ nhất là vấn đề đó vì đã có ông bị cắn rồi. </i> <br/>
Về tâm tình và cảm nghĩ đối với La San Mai Thôn là nơi ông thường lui tới để chăm nom săn sóc sức khỏe cho các sư huynh trong nhà hưu dưỡng ở đây mười hai năm nay, bác sĩ Võ Duy Khánh nói tiếp:
Cái lý do mà tôi chăm sóc cho mấy frères là thứ nhất hồi xưa mình học với mấy frères, bây giờ lớn lên thành tài có cuộc sống ổn định, sau này tôi nghĩ hưu thì tôi chăm sóc cho mấy frères luôn. Tôi nghĩ tôi còn làm được gì giúp đỡ được gì cho mấy frères thì tôi làm.
Thì toà nhà này được dời lên chỗ khác xa hơn cũng tương đối là an toàn, hồi trước có sửa chữa lại rồi nhưng bây giờ thì nó xuống cấp dữ lắm mà xây lại thì không có khả năng. Bây giờ mỗi lần xây dựng mới thì phải xin phép, mà xin phép thì mấy frères gặp nhiều khó khăn, kinh phí xây dựng cũng không có.
Quí thính giả vừa nghe câu chuyện về nhà thờ La San Mai Thôn của dòng La San ở Phường 28 Quận Bình Thạnh thành phố Saigon, những đổi thay của nơi chốn này trong ba mươi sáu năm qua.
Sau cùng, một tin vui là hồi năm ngoái, chính quyền địa phương thành phố Dalat, nơi trước năm 1975 đã có ngôi trường Kỹ Thuật La San nằm gần trung tâm thành phố, loan báo với Nhà Dòng La San họ sẽ cấp cho các vị một miếng đất trong khu nghĩa địa cách thành phố mấy cây số để xây trường học và đồng ý cho lấy tên là trường La San.
Thế nhưng vì những trở ngại trong việc dời mồ mã cùng những trở ngại trong ngân sách, dự án xây trường La San ở Dalat có thể không thành, trong lúc thời gian cho phép cũng sắp hết hạn.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi và Thanh Trúc hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.