“Tụi con bán sữa”
Sữa Xanh là dự án khởi nghiệp của một nhóm sinh viên đã ra trường hoặc còn đi học tại các đại học ở Sài Gòn, nay được nhiều người biết đến dưới cái tên ngộ nghĩnh “Tụi Con Bán Sữa” và 5 quầy sữa tại 5 điểm trong thành phố:
Hiện tại em đang khởi nghiệp dự án Sữa Xanh. Sữa Xanh, theo định nghĩa của tụi em ở đây, có 2 giá trị cốt lõi. Thứ nhất nhập trực tiếp nguyên liệu thô từ nông dân dưới miền Tây. Thứ hai, sản phẩm được sản xuất, chế biến xay nấu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng trong ngày, không để qua ngày thứ hai nhằm bảo đảm chất lượng dinh dưỡng trong sữa. Đó là 2 tiêu chí mà tới bây giờ vẫn luôn giữa được khi bán ra ngoài thị trường.
Đó là lời một trong những người khởi xướng dự án Sữa Xanh, bạn Nguyễn Thanh Trà, từ Đồng Nai lên Sài Gòn, đã tốt nghiệp chuyên nghành Điện Tử Và Viễn Thông tại Trường Sư Phạm Kỹ Thuật, hiện là trợ lý giám đốc một công ty thực phẩm. Sáng kiến Sữa Xanh đến với Nguyễn Thanh Trà từ một khóa huấn luyện và đào tạo kỹ năng cho giới trẻ mà bạn may mắn được tham dự hơn hai năm trước:
Đợt đầu tụi em chỉ bán một loại sữa thôi là sữa bắp, sau tụi em nghiên cứu thêm và tới thời điểm hiện tại tụi em có 8 loại sữa: đậu nành, đậu phộng, bắp, đậu đỏ, gạo lứt, mè đen, hạt sen .. Tất cả đều là sữa thực vật hết, được chế biến theo đúng tiêu chuẩn xanh của Sữa Xanh. <br/> -Nguyễn Thanh Trà
Để tốt nhiệp khóa học đó thì tụi em phải chạy một dự án, làm sao mà chứng minh khả năng kinh doanh của mình. Lúc đó tụi em bán loại sản phẩm sữa bắp. Sau hơn 2 tháng chạy dự án đó thì kết quả rất tốt, tụi em cảm thấy dự án đó khả thi.
Bạn Châu Anh Thư, sinh viên năm 4 Đại Học Bách Khoa, cũng là một trong những người lập ra dự án khởi nghiệp Sửa Xanh:
Dự án khởi nghiệp của team em có 4 người, khi phát triển lên thì tụi em tuyển dụng thêm nhân sự, thành lập một gia đình. Có các bạn đồng hành cùng với tụi em thì hiện tại gia đình của tụi em được 30 người rồi.
Tuy nhiên từ suy nghĩ đến hành động không bao giờ là chuyện dễ dàng đối với Nguyễn Thanh Trà, Châu Anh Thư và các bạn. Trong hai tháng tự thực hiện mọi công đoạn như tìm kiếm cơ sở sản xuất, chào hàng và bán sản phẩm sữa bắp, kế hoạch gần như rơi vào thất bại:
Tụi em vừa làm, vừa sản xuất vừa bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Mặc dù kinh doanh tốt nhưng các bạn trong nhóm đều là sinh viên, lúc đó em vẫn còn là sinh viên năm 3, mọi người không gánh nỗi vừa học vừa làm cho nên nghĩ dần. Từ nhóm 7 bạn chỉ còn có em và hai bạn nữa. Lúc đó tụi em phải dừng khoảng tầm 6 tháng.
Lúc ngồi ở nhà em mới suy nghĩ là ở trên thị trường các loại sữa nhìn chung thì chỉ có 2 loại thôi. Một là những loại sữa đóng chai hay đóng hộp gọi chung là sữa công nghiệp. Những loại sữa này nhiều chất bảo quản và hàm lượng dinh dưỡng hầu như là không có. Tại vì sữa đóng hộp để một năm mới hư thì phải dùng hóa chất để bảo quản nó. Loại sữa thứ hai thấy được trên thị trường là những người nông dân, những cô bác họ ở nhà tự nấu và bán. Những loại sữa này ngon và có độ dinh dưỡng cao nhưng nhìn kỹ lại thì những cơ sở sản xuất đó, những người nông dân đó lại không có tay nghề và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
Vì vậy lúc đó tụi em mới nhìn ra là nếu mình sản xuất sản phẩm tươi và đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn nhiên liệu trực tiếp từ nông dân, là mình giải quyết được bài toán sản phẩm chất lượng và dinh dưỡng, thứ hai là bảo đảm an toàn thực phẩm thì chắc được nhiều người đón nhận.
Khi dự án Sữa Xanh lóe lên trong tâm trí thì cũng là lúc Nguyễn Thanh Trà và các bạn lập tức bắt tay vào việc:
Đợt đầu tụi em chỉ bán một loại sữa thôi là sữa bắp, sau tụi em nghiên cứu thêm và tới thời điểm hiện tại tụi em có 8 loại sữa: đậu nành, đậu phộng, bắp, đậu đỏ, gạo lứt, mè đen, hạt sen .. Tất cả đều là sữa thực vật hết, được chế biến theo đúng tiêu chuẩn xanh của Sữa Xanh.
Khi đã có đủ 8 mặt hàng sữa thực vật, nhóm Sữa Xanh ra quân lần thứ nhì tháng Mười năm 2015. Sau 2 tháng liên tục mà thấy doanh số không tăng, Nguyễn Thanh Trà phải nghĩ ra cách khác:
Lúc đó tụi em chỉ có một điểm bán thôi, đẩy một cái quầy ra bán ngoài đường Lý Thường Kiệt quận Tân Bình, bình thường như những người bán khác. Khách hàng đi qua họ chỉ nhìn cái quầy của mình mà chẳng thấy có gì đặc biệt hết. Một ngày tụi em bán chỉ được khoảng hai mươi mấy chai thôi, có ngày ba mươi mấy chai và không thể nào lên được.
Sau 3 tháng tụi em quyết định phải làm cái gì mới để thu hút khách hàng, còn nếu cứ bán theo cách như vậy thì coi như dự án thất bại và mọi người sẽ không làm việc được nữa vì doanh số không đủ. Lúc đó các bạn suy nghĩ phải làm cái gì để khách hàng đi qua con đường đó phải nhận thấy cái quầy của mình, phải biết mình bán cái gì.
Bạn Châu Anh Thư thì nhớ đến một trở ngại khác:
Giai đoạn đầu tụi em phải vượt qua là các chú dân phòng không cho tụi em bán ở vĩa hè như vậy. Tụi em phải chuyển vào sâu bên trong. Lúc đứng bên trong, để thu hút sự chú ý của mọi người thì em nghĩ ra cách vừa cầm bảng Tụi Con Bán Sữa vừa nói những câu “Chào Buổi Sáng”, “Chúc Anh Chị Một Ngày Mới Vui Vẻ” Những người đi ngang qua cung đường đó đều thấy tụi em cười rất là vui luôn.
Lôi kéo được sự chú ý từ người qua lại
Với nụ cười luôn nở trên môi, với khuôn mặt tươi tắn cùng những lời chúc đơn giản nhưng lễ phép, các bạn thực sự đã lôi kéo được sự chú ý từ người qua lại:
Lập tức sau khi áp dụng hình thức vừa đứng chào khách hàng vừa vui vẻ tươi cười với họ thì bỗng nhiên rất nhiều người chú ý tới quầy sữa. Nhiều khách hàng đi ngang qua rồi vòng xe lại, ghé vào nói là nhìn tụi em dễ thương nên ghé mua chứ thực ra không biết tụi em bán cái gì nữa. Khoảng một tuần sau thì doanh số tăng lên 30% liền. Kể từ đó tụi em áp dụng với những quầy tiếp theo và doanh số tiếp tục tăng.
Từ Bình Thuận vào Sài Gòn, sinh viên năm 3 ngành Kỹ Thuật Hóa đại học Tôn Đức Thắng, Bùi Hải Dương cho biết cô đến với dự án Sữa Xanh và Tụi Con Bán Sữa ngay những ngày đầu:
Ngày mai là em bán ở Võ Thị Sáu, em bây giờ hỗ trợ tất cả các quầy luôn chứ không bán cố định ở một quầy nào hết. Thực sự khi mình mang một nguồn sữa, nguồn thức uống tốt cho sức khỏe tới cho mọi người em cảm thấy nó cũng y như mục tiêu của mình sau này là mình sẽ đóng góp cho cộng đồng vậy đó.
Khi giới thiệu cho khách hàng mua sữa rồi khách hàng tươi cười với mình em cảm thấy mình hạnh phúc lắm. Kiểu như không phải mối quan hệ giữa người bán hàng và người mua hàng mà là chị em, là bạn bè, là gia đình. Vì cái cảm giác đó cho nên em muốn ngày nào em cũng đứng quầy hết.
Bạn Châu Anh Thư:
Cứ mỗi lần đi bán tụi em thấy vui lắm. Tụi em tin tưởng tụi em mang được niềm vui cho người khác. Có những anh chị có mấy cô lớn tuổi nữa, ghé lại mua sữa.Chỉ cần một cô chú một anh chị cười với tụi em thôi thì chính bản thân em có cái năng lượng mà em có thể tỏa ra với tất cả mọi người khác. Em nhớ từng khách hàng và khách hàng cũng nói chuyện với em rất là vui luôn.
Còn cảm tưởng của người ghé mua sữa thì sao? Chị Mỹ Phượng, khách hàng quen thuộc của quầy Lý Thường Kiệt:
Kế hoạch sắp tới, cuối năm nay sẽ đạt 12 điểm bán và 2 cửa hàng sản xuất trực tiếp và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ban đầu tụi em đặt mục tiêu chỉ là 50 khách một buổi sáng cho một điểm bán, còn bây giờ đã tăng lên gấp đôi rồi. <br/> -Nguyễn Thanh Trà
Con đường Lý Thường Kiệt là con đường Phượng đi làm hàng ngày, đi ngang qua thì các bạn mĩm cười rồi mời. Có thể có người vào ủng hộ có người không nhưng mà cái tâm lý thì rất thoải mái. Khi Phượng đến giao tiếp và làm khách hàng cho chương trình của mấy bạn thì Phượng cảm thấy rất vui . Các bạn không đặt mục tiêu lợi nhuận mà làm vì mục đích sức khỏe cho người tiêu dùng. Phuông thấy giới trẻ bây giờ họ suy nghĩ khác, dùng công việc của họ để đáp ứng cho cộng đồng. Còn sinh viên mà đã nhận thức như vậy thì tốt rồi.
Nếu quí vị hỏi dự án Sữa Xanh và Tụi Con Bán Sữa có cơ sở sản xuất riêng và cố định hay không thì câu trả lời là có. Anh Võ Chí Cường, con trai một gia đình chuyên nấu các loại sữa ngũ cốc ở Gò Vấp, nói rằng sinh viên Nguyễn Thanh Trà là người đã khiến cha mẹ anh và chính bản thân anh thay đổi cách suy nghĩ về sản xuất thực phẩm sạch:
Lúc đầu Trà đến uống thử sữa thôi, rồi một thời gian thì Trà nói chuyện hợp tác. Lúc đó mình vẫn chưa đồng ý vì hướng ban đầu của ba mẹ là cung cấp sữa chất lượng nhưng làm trong qui mô nhỏ thôi chứ không nghĩ làm kinh doanh lớn.
Thời gian sau, thấy Trà cũng rất nhiệt tình, đến nói chuyện rất nhiều lần, gia đình mới cân nhắc lại thì khi đó là hợp tác với nhau cho ra đời dự án Sữa Xanh này. Gia đình nấu 8 loại sữa thì sau này bên Sữa Xanh bán luôn 8 loại. Được nhiều người tin tưởng thì mình cung cấp sữa ngon hơn, tiêu chí cam kết đi theo sản phẩm sạch. Lúc trước mình nấu bán ở nhà luôn, dạo này vì bên Sữa Xanh mở nhiều địa điểm rồi thì mình tăng qui mô, thời gian bỏ hết vô kế hoạch sản xuất và không có bán nữa.
Từ lúc gia đình đồng ý hợp tác với dự án Sữa Xanh, anh Võ Chí Cường nói tiếp, điều anh học được từ nhóm là:
Tầm nhìn của các bạn rất lớn, qua chia sẻ thì mình thấy dự án này có khả năng phát triển và trong tương lai sẽ rất mạnh. Đó là ước mơ của các bạn chia sẻ với gia đình.
Tính đến tháng Tám 2016, ngoài đường Lý Thường Kiệt, dự án Sữa Xanh đã có thêm 4 quầy Tụi Con Bán Sữa khác trên các đường Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Bà Huyện Thanh Quang và 3 tháng Hai. Bạn Nguyễn Thanh Trà:
Kế hoạch sắp tới, cuối năm nay sẽ đạt 12 điểm bán và 2 cửa hàng sản xuất trực tiếp và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ban đầu tụi em đặt mục tiêu chỉ là 50 khách một buổi sáng cho một điểm bán, còn bây giờ đã tăng lên gấp đôi rồi.
Thế nhưng điều mà bạn Nguyễn Thanh Trà, người anh cả của dự án Sữa Xanh, muốn bày tỏ ở đây là ước vọng được trải nghiệm và niềm tin được củng cố:
Thực sự dư án của tụi em có 2 điều quan trọng. Thứ nhất, mong muốn đem sản phẩm tốt tới cho người Việt của mình. Thứ hai,đối với tổ chức Sữa Xanh thì việc phát triển các bạn trẻ, các sinh viên là điều mà nhóm muốn tập trung toàn lực để xây dựng. Sinh viên tới đây làm, ngoài việc nhận lương cơ bản, các bạn sẽ có thêm điều cực kỳ quan trọng là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ mà các bạn phải xây dựng trong thời kỳ sinh viên. Sữa Xanh liên tục tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động câu lạc bộ về kỹ năng, câu lạc bộ về thuyết trình, câu lạc bộ về kinh doanh. Những câu lạc bộ đó giúp các bạn rèn luyện, trau đồi nhiều hơn trong thời điểm sinh viên. Sau này, bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, sẽ có nhiều thứ để các bạn làm và các bạn tìm đúng đam mê của mình.
Với bạn Bùi Hải Dương, lý do khiến cô gắn bó với Sữa Xanh là vì sự thân tình và tôn trọng lẫn nhau giữa những người trẻ cùng chí hướng:
Sau khi em làm với nhóm khoảng một tháng thì em nhận ra nhóm có một giá trị khác mà em muốn gắn bó lâu dài. Không phải chỉ có những bạn trẻ rời ghế nhà trường ra đi làm mà còn có những bạn trẻ với những ước mơ rất lớn. Ước mơ không phải vì bản thân mình mà vì cộng đồng nữa.
Các bạn sống có mục tiêu, quan tâm và tôn trọng giấc mơ của nhau, luôn luôn rèn luyện bản thân mình để phát triển hơn nữa.
Câu chuyện về dự án Sữa Xanh và nhóm sinh viên Sài Gòn với những quầy Tụi Con Bán Sữa kết thúc ở đây. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn trở lại tối thứ Năm tuần tới.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org