Kết quả can thiệp của LS Trịnh Hội
Đã có một số không chịu nỗi gian khổ và áp lực mà đã tự nguyện trở về Việt Nam, nhưng vẫn có nhiều người kiên trì bám trụ sống lây lất ở Philippines để hy vọng cuộc đổi đời ở một quốc gia thứ ba.
Giữ công đầu trong việc vận động cho thuyền nhân Việt đi tìm một cuộc sống mới ngoài Philippines là một người trẻ xuất thân từ ngành Luật ở Australia, Trịnh Hội.
Đến năm 2005, Trịnh Hội giúp đỡ cho một số người đi Mỹ thì trong đó có ba đứa con của tôi được đi qua Mỹ,
Ông Tính
Sau năm năm đến các vùng đất mới, cuộc sống của họ thay đổi ra sao? Ông Tính, hiện định cư tại Vacouver, Canada, vượt biển đến Philippines năm 1992, tức thời gian sau khi các trại tị nạn cho thuyền nhân Việt đóng cửa vĩnh viễn. Cùng vợ con tấp vào Palawan và ở lại đây đến 1998, sau đó cả nhà dắt díu nhau lên Manila:
Tụi tôi đi ra ngoài buôn bán làm ăn, một số người đi khắp các đảo ở Philippines. Đến năm 2005, Trịnh Hội giúp đỡ cho một số người đi Mỹ thì trong đó có ba đứa con của tôi được đi qua Mỹ, còn riêng hai vợ chồng

tôi với một số người khác, khoảng chừng ba trăm người, còn kẹt lại Philippines và tiếp tục chờ đợi.
Chúng tôi lại được Trịnh Hội xin chính phủ Canada cho định cư. Tháng Ba năm 2008 chúng tôi đặt chân tới Vancouver
Ông Tính
Chúng tôi lại được Trịnh Hội xin chính phủ Canada cho định cư. Tháng Ba năm 2008 chúng tôi đặt chân tới Vancouver, được thầy Thích Nguyên Thảo chùa Hoa Nghiêm và một số anh chị em ở đây bảo trợ. Ở chùa một thời gian sau đó ra ngoài mướn nhà và hai vợ chồng kiếm việc làm. Cho đến bây giờ cuộc sống của chúng tôi tương đối ổn định, chúng tôi đi làm suốt từ đó cho tới bây giờ.
Canada
Như vậy trên ba trăm trong số hơn một nghìn sáu trăm người kẹt lại Philippines đã đến Canada như lời ông Tính kể lại:
Trong số đó có những người đem vợ con người Phi đi theo nữa. Riêng về Vancouver thì khoảng hai chục người. Trừ một số già cả qua đây không làm việc được, số đó khoảng 20%, còn lại những người khỏe mạnh đều có công ăn việc làm. Qua bên này rồi nếu chịu khó làm ăn thì mình có tất cả.
Được hỏi đã vào quốc tịch Canada chưa, ông Tín trả lời:
Tôi nộp đơn cách đây một tháng, hy vọng cuối năm nay chúng tôi sẽ được vô.
Cũng từ Canada nhưng là Ottawa, chị Phát, đi cùng đứa con lai sang Phi năm 1992, đến Canada ngày 28 tháng Tư 2008:
Lúc nào họ cũng nói họ biết ơn đất nước Canada này đã cưu mang họ. Ngày 28 tới đây, tròn ba năm được Canada nhận cho định cư, chị Phát sẽ nộp đơn xin thi vào quốc tịch
Chị Phát
Cuộc sống cũng ổn định, có việc làm tốt. Bước đầu khi qua em cũng được đi học, sau đó làm nhiều việc

lắm, làm ở hãng, sau đó làm ở toà đại sứ Saudi Arabia. Bây giờ vừa học xong khoá esthetician (thẩm mỹ). Qua đây gần ba năm thì tất cả những gia đình dầu qua trước dầu qua sau đều có công ăn việc làm ổn định hết, đời sống tốt hơn ở bên Phi rất nhiều. Những gia đình có vợ Phi chồng Phi thì cũng có việc làm ổn định, coi như hài lòng với cuộc sống. Lúc nào họ cũng nói họ biết ơn đất nước Canada này đã cưu mang họ.
Ngày 28 tới đây, tròn ba năm được Canada nhận cho định cư, chị Phát sẽ nộp đơn xin thi vào quốc tịch.
Hoa Kỳ
Trong lúc những người ở Canada cho rằng cuộc sống đã ổn định, thì một số người tuổi trẻ hơn đang định cư tại Mỹ, lại chia sẻ rằng tuy cuộc sống khá hơn và vui hơn nhưng mọi sự chưa đâu vào đâu cả. Đó là trường hợp anh Hào ở Santa Ana, Nam California.
Rời Việt Nam từ năm 1989, kẹt lại Philippines mười sáu năm rưỡi, năm 2005 anh Hào được Hoa Kỳ nhận cho định cư:
Làm đủ thứ nghề hết, làm công, lái xe, noí chung cái gì có thể làm được thì làm để sinh sống để hội nhập vào xã hội mới.
Để mong có một nghề chuyên môn và vững chắc, anh theo học ngành kỹ nghệ điện lạnh và đang ở năm cuối ở trường Cypress thuộc thành phố phố Cypress bang California, trong lúc vợ anh bắt đầu xin học nghành kế toán cùng trường. Không khi nào hai vợ chồng bỏ qua cơ hội giúp đỡ những người Việt vì lý do này lý do nọ phải bỏ nước chạy sang Kampuchia hay Thái Lan, hiện đang được tổ chức VOICE của Trịnh Hội hỗ trợ về mặt pháp lý:
Phải cố gắng thôi, tụi em đã trải qua những tháng ngày rất kinh khủng ở trại tị nạn thì mình dể dàng đồng cảm với sự khó khăn của những người trong hoàn cảnh giống như mình. Có cơ hội thì mình vẫn nghĩ đến những người đó.
Anh Hào định cư tại Hoa Kỳ
Phải cố gắng thôi, tụi em đã trải qua những tháng ngày rất kinh khủng ở trại tị nạn thì mình dể dàng đồng cảm với sự khó khăn của những người trong hoàn cảnh giống như mình. Có cơ hội thì mình vẫn nghĩ đến những người đó.

Cả hai vợ chồng anh Hào đã trở thành công dân Mỹ cuối 2010. Một người khác, Bi, được coi là thuyền nhân trẻ tuổi nhất vì chỉ mới lên năm khi đến Phi, ở lại Mindanao mười bảy năm, đến khi được Hoa Kỳ nhận cho định cư năm 2006 thì đã tròn hai mươi hai tuổi.
Lúc còn ở Mindanao, Bi cũng đi học lên tới đại học, nhưng:
Lúc lên năm thứ hai thì người ta biết mình không có giấy tờ nên sau đó không được đi học nữa. Hiện giờ em đang làm phụ tá pháp lý cho một văn phòng luật sư . Em chưa ổn định lắm tại vì em đang đi học để trở thành kế toán viên, nhưng mà cuộc sống thì tốt hơn vì mình có đầy đủ giấy tờ, không có sợ bị đuổi ra khỏi trường nữa, ra đường cũng không sợ cảnh sát nữa.
Cũng như anh Hào, Bi thích đóng góp những đồng tiền dành dụm được để giúp người Việt đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở Thái Lan và Kampuchia hiện nay:
Hồi xưa lúc tụi em ở bên bển thì mấy anh chị bên này đi vận động góp tiền giúp cho mấy em thì bây giờ mấy em làm lại. Vì mình là người Việt với nhau thì phải giúp cho những người khác mà có tình trạng bất hạnh giống mình hồi xưa.
Australia
Thuyền nhân được rời Philippines khá sớm, từ 2003 chứ không phải 2005, ông Sơn, cựu quân nhân miền Nam, hiện định cư tại New South Wales, Australia:
Tôi kẹt khoảng mười hai năm, coi như tôi là người đầu tiên nhất đi qua Úc. Tại vì trong cuộc vận động của Trịnh Hội thì chính phủ Úc nhận ba mươi mấy gia đình có thân nhân ở bên này, gia đình em vợ tôi đứng ra bão lãnh nên tôi được đi sớm hơn.
Không may là sang đến Australia thì cả hai vợ chồng ông Sơn đều ngã bệnh :
Tôi ở New South Wales cạnh Sydney, có ba đứa con trai. Tới được nước Úc thì giống như người bơi qua một cái sông lớn, tới nơi hai vợ chồng tôi ngã ra bệnh hết vì trong thời gian đó tụi tôi coi như bị căng thẳng quá.
Nói thật ra qua được tới đây thì chúng tôi được tái sinh lại một kiếp khác. Sau đó chúng tôi được may mắn là Hội Cựu Quân Nhân Úc người ta coi lính Việt Nam Cộng Hòa cũng là một cựu chiến binh của Úc nữa, người ta nhận tôi vào luôn. Hàng năm tôi cũng được chia tiền và được rất nhiều quyền lợi.
Ô. Sơn cựu quân nhân
Tới Úc chỉ vài tuần thì bà xã tôi bệnh rất nặng, bị trầm cảm. Tôi phải ở nhà chăm sóc vợ tôi.
Sau đó thì cũng may mắn là nhờ chính phủ Úc chúng tôi được trợ cấp được lãnh tiền được giúp đỡ rất là nhiều. Những hội đoàn rồi cộng đồng này kia người ta giúp đỡ. Sau năm sáu năm thì tụi tôi mới ổn định lại được. Nói thật ra qua được tới đây thì chúng tôi được tái sinh lại một kiếp khác. Sau đó chúng tôi được may mắn là Hội Cựu Quân Nhân Úc người ta coi lính Việt Nam Cộng Hòa cũng là một cựu chiến binh của Úc nữa, người ta nhận tôi vào luôn. Hàng năm tôi cũng được chia tiền và được rất nhiều quyền lợi. Hiện nay cuộc sống rất là an tâm, không còn lo lắng cái gì nữa.
Na Uy
Từ 2005 cũng có rất nhiều người Việt từ Philippines sang Na Uy định cư, trong số đó có gia đình chị Yến anh Hoà và ba con nhỏ. Rời Việt Nam đến Phi năm 1990, tháng Sáu năm 2006 hai anh chị mới qua được Na Uy, đến thủ đô Oslo là nơi có chừng hai chục nghìn người Việt với khoảng mười nhà hàng và năm bảy tiệm bán thực phẩm do người Việt làm chủ:
Khi tụi em tới phi trường Oslo thì cũng có văn phòng IOM của Oslo ra đón. Chính phủ và người dân Na Uy rất tốt. Đặt chân tới Na Uy người ta cho gia đình em đi học hai năm. Trong thời gian hai năm đầu đi học thì chính phủ lo hết, vẫn có lương nhưng trừ thuế đàng hoàng. Một tháng lãnh lương thì trừ thuế 25% như đi làm. Ba cháu đi học thì chính phủ lo từ A tới Z. Đây là đất nước tụi em sẽ định cư mãi mãi.
Tuy nhiên sau hai tháng đầu thì người chồng là anh Hoà xin được một chân nấu bếp trong một nhà hàng Việt Nam, vì thế anh vừa đi học vừa đi làm nhà hàng và vẫn giữ công việc đó từ năm 2006 đến nay. Còn chị Yến thì sao?
Khi tụi em tới phi trường Oslo thì cũng có văn phòng IOM của Oslo ra đón. Chính phủ và người dân Na Uy rất tốt. Đặt chân tới Na Uy người ta cho gia đình em đi học hai năm. Trong thời gian hai năm đầu đi học thì chính phủ lo hết, vẫn có lương nhưng trừ thuế đàng hoàng.
Anh chị Hòa
Sau hai năm em học xong thì em cũng có sang cái tiệm giống như Seven Eleven vậy, nhưng sau đó vì tụi em không đủ sức cai quản nên một năm sau thì em sang, giờ em đứng cashier ở tiệm Việt Nam. Ba đứa nhỏ nhà em học giỏi. Vì tụi nó sống bên Phi trong hoàn cảnh khó khăn cho nên qua đây tạm thời nó rất là ngoan. Nói chung con cái ở đây mình không phải lo lắng nhiều vì chính phủ lo hết rồi.
Dưới mắt chị Yến, dù như Na Uy là một quốc gia với chương trình phúc lợi và an sinh xã hội rất tốt cho người tị nạn, song người Việt nam ở đây rất chăm chỉ và siêng năng chứ không ỷ lại như những sắc dân tị nạn khác. Đó là một điều đáng hãnh diện:
Em thấy đa số người Việt qua đây thành công nhiều hơn những sắc dân khác. Riêng gia đình em vợ làm chống làm, hà tặn hà tiện, noí chung mình không keo kiệt mà để cho con cái thoải mái vợ chồng thoải mái. Nhưng mà xài đúng cách thì rất là dư, rất là căn bản.
Đối với anh Hoà, đất nước Na Uy có tiêu chuẩn sống cao, được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận đánh giá mỗi năm, khí hậu lại tốt lành, môi trường tinh sạch:
Cuộc sống không phải lo lắng nhiều. Đi làm mà dư tiền thì đi du lịch chơi, thất nghiệp thì có chính phủ lo, cuộc sống không có gì khổ hết.
Tính từ 2005 đến giờ, kể từ lúc từng đợt thuyền nhân, còn gọi là người Việt cư trú bất hợp pháp, chia tay với đất nước Philippines đã cứu mang mình mười sáu mười bảy năm dài, thì vẫn còn bốn gia đình chưa thể ra khỏi để đi định cư ở một quốc gia khác.
Trò chuyện với Thanh Trúc một ngày trước khi trở qua Philippies, Trịnh Hội, được người Việt ở Phi gọi một cách thân mật là ân nhân, giải thích:
Em thấy những hình ảnh bên Thái Lan giống như hình ảnh của gia đình em nói riêng và tất cả những người Việt bên Phi nói chung. Ngày xưa anh Hội có dạy tụi em là lá lành đùm lá rách, làm được cái gì cho đồng bào mình bên đó thì vợ chồng em vẫn cố gắng làm.<br/>
Đây là những hồ sơ còn tồn đọng lại vì nhiều lý do mà lớn nhất là lý do sức khỏe. Thứ hai nửa là có hai hồ sơ bị lỡ thời hạn, ngày xưa ở dưới đảo cực Nam Mindanao, thành thử không biết về những chương trình nhận nhân đạo của các nước mà văn phòng giúp đỡ. Thật sự mà nói mặc dầu văn phòng đã đóng cửa từ 2009 nhưng tôi vẫn tiếp tục, thỉnh thoảng phải đi về lại Phi để làm hồ sơ và sau này cũng như một số người biết là VOICE cố gắng giúp những hồ sơ tị nạn bên Kampuchia và Thái Lan.
Chính vì công việc tiếp tục của Trịnh Hội và của VOICE đối với người tị nạn Việt Nam mà những người Việt đã rời khỏi Philippines sau mười sáu năm lưu đày luôn luôn muốn tiếp tay với anh, gọi là góp bột gột nên hồ như thành quả Trịnh Hội và bạn hữu đạt được tại Philippines năm 2005 và trước đó:
Em thấy những hình ảnh bên Thái Lan giống như hình ảnh của gia đình em nói riêng và tất cả những người Việt bên Phi nói chung. Ngày xưa anh Hội có dạy tụi em là lá lành đùm lá rách, làm được cái gì cho đồng bào mình bên đó thì vợ chồng em vẫn cố gắng làm.
Tháng Tám năm nay, những người Việt từng ở Philippines mười sáu năm dự dịnh thực hiện một chuyến trở về nơi chốn xưa kia họ sống qua những ngày gian khổ, trong đó có Làng Việt Nam ở Palawan mà người Việt hải ngoại đã tổ chức những cuộc đi bộ gây quĩ rất thành công để hỗ trợ cho bà con bên Philippines hai thập niên về trước.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại tối thứ Năm tuần tới.