Một năm mới nhiều thử thách
Ngày 11.2 vừa qua, là lần thứ hai trong vòng ba tháng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Theo đó, đồng tiền Việt Nam tiếp tục bị giảm giá 3,4% so với đôla Mỹ, mặc dù giới chuyên gia đã cảnh báo là biện pháp phá giá đồng tiền có nguy cơ làm tăng lạm phát và thâm hụt thương mại.
Ngay sau Tết giá xăng đã tăng thêm gần 600 đồng/lít. Giá điện cũng tăng kể từ ngày 1/3. Trang web anhbasàm có lời bình ngắn về việc này:"Sau khi phá giá đồng bạc 3,4% , tăng giá xăng hơn 3% , là Giá điện tăng bình quân gần 5% kể từ ngày 1/3 , bà con chuẩn bị thắt dây an toàn … Con ngựa lạm phát bắt đầu phi nước đại?"
Và cùng với việc đồng tiền bị phá giá, xăng dầu tăng, giá cả sinh họat cũng tăng lên khiến túi tiền hàng tháng vốn đã mỏng của dân nghèo càng vơi đi nhanh chóng. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn tiếp tục tăng trưởng dù còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Sau khi
[ phá giá đồng bạc 3,4%Opens in new window ]
, tăng
[ giá xăng hơn 3%Opens in new window ]
, là
[ Giá điện tăng bình quân gần 5% kể từ ngày 1/3Opens in new window ]
, bà con chuẩn bị thắt dây an toàn … Con ngựa lạm phát bắt đầu phi nước đại?
Trích web anhbasảm
Về chính trị, xã hội, năm 2010 là năm chuẩn bị cho Đại hội Đảng CS lần thứ XI và theo Reuters, quá trình “dàn xếp, đổi chác trước Đại hội Đảng” có thể làm tăng mức độ rủi ro trong kinh doanh đồng thời ít nhiều gây ra sự lo lắng, căng thẳng đối với các nhà làm ăn nước ngoài tại Việt Nam.
Việc kết án hàng loạt những vụ án chính trị, sự gia tăng luận điệu cứng rắn trên báo chí do nhà nước kiểm soát và việc ngăn chận hàng loạt trang mạng, diễn đàn báo chí tự do được cho là có dính líu tới những hoạt động tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng khiến thế giới quan ngại và các nhà ngoại giao, các nhà phân tích cho rằng điều này có thể có hiệu quả tiêu cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, sau một năm 2009 khá căng thẳng, sóng gió tại biển Đông, có vẻ vấn đề lớn nhất mà chính quyền Việt Nam phải quan tâm vẫn là tình hình biển Đông và những động thái của Trung Quốc.
Trong tình hình đó, các nhà dân báo cũng thể hiện nhiều tâm trạng suy tư về đất nước, dân tộc và xã hội ngay từ những bài viết đầu năm.
Muôn vàn nỗi ưu tư
Từ một cuộc họp mặt xuân tại quê nhà với thầy cô và bè bạn, blogger-bác sĩ Hồ Hải nghĩ về tình trạng lạc hậu thông tin ngay cả trong tầng lớp những người trí thức:
“Hơn 30 con người ngồi với nhau. Hai phần ba vẫn còn làm việc những nơi quan trọng của các ban ngành trong xã hội. Thế nhưng kể cả những nhà kinh tế, kỹ sư và các nhà lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh và thành phố hầu hết không biết Internet là gì. Mỗi ngày họ chỉ biết đọc báo giấy, thu lượm thông tin trên truyền hình bằng tiếng Việt. Tôi làm thử một vài câu hỏi thông tin trong nước và quốc tế, hầu như họ không biết hoặc biết không chính xác…”.
Tác giả cảm thấy buồn "vì những rường cột xã hội hiện tại quá còn lạc hậu với thời đại. Họ nói với nhau rất ồn ào và rôm rả tất cả mọi vấn đề một cách giáo điều và cũ kỹ. Không có sự đột phá trong tư duy. Chỉ là những chiếc máy phát lại những giáo điều và sáo rỗng.
Cuộc họp mặt ắp đầy kỷ niệm. Nhưng không thấy được hôm nay và ngày mai. Đó là những gì tôi ghi nhận ở cuộc gặp mặt đầu năm thế hệ của tôi. Thế hệ đã trải qua những lần mang nặng và đẻ đau của đất nước và dân tộc. Quá khứ thì chất chồng tồn đọng. Hiện tại là sự dùng dằng lặp lại những tư duy khuôn sáo của quá khứ. Thế thì tương lai sẽ ra sao khi cần tiến về phía trước?”
Quá khứ thì chất chồng tồn đọng. Hiện tại là sự dùng dằng lặp lại những tư duy khuôn sáo của quá khứ. Thế thì tương lai sẽ ra sao khi cần tiến về phía trước?
Blogger bác sĩ Hồ Hải
Cũng ưu tư về "Dân trí và sức phát triển của một dân tộc", tác giả Nguyễn Tất Thịnh cho rằng một dân tộc phải tạo ra những giá trị để tự hào và được nhân loại công nhận thì mới có thể ngẩng mặt mà sánh vai với các cường quốc năm châu, nếu chỉ nói về những cuộc chiến tranh vì tham vọng hay tranh giành thì không có một quốc gia nào, một cá nhân nào có thể được tự hào bởi những gì đã làm, cho dù là thắng trận.
“Niềm tự hào của nước Đức muôn thưở là xứ sở của triết học, âm nhạc và khoa học với bao nhiêu vĩ nhân kiệt xuất làm rạng danh Nhân loại. Niềm tự hào của nước Nhật là dù đầm lầy Châu Phi hay trong rừng rậm Amazon đâu đâu cũng thấy thương hiệu sản phẩm của họ. Niềm tự hào của nước Pháp với bao nhiêu chứng tích của nhiều thời đại xứng đáng là biểu tượng Kinh Đô ánh Sáng của Thế giới. Niềm tự hào của nước Mỹ là siêu cường số một hoàn cầu trên mọi lĩnh vực của hôm nay…”
Còn Việt Nam?"Ngày xưa chiến tranh, hàng chục ngàn tấn bom đạn của Mỹ thả xuống hòng đánh sập cầu Hàm Rồng, nhưng cầu vẫn được các chiến sĩ kiên cường bảo vệ, đứng vững. Nhưng đến hôm nay với cả một nền quản lý tự chủ, tự lập, với những con người Việt Nam mới học nhiều, biết rộng… thì đã có 'nhiều cầu Hàm Rồng' sụp đổ hoặc biến mất do ăn cắp, tham nhũng.
Ngày xưa cánh rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ bất chấp đạn bom rải thảm, chất độc da cam, nêpan… của địch vẫn bạt ngàn xanh tươi, lấn dần ra biển cho dân tộc Việt Nam sức sống mới để trường tồn….Nhưng đến hôm nay… thì cỏ cây rũ héo, kiệt quệ, muông thú bỏ đi cả… bởi cháy! đốn! tàn sát của con người Việt Nam mới đang đội trên đầu những sứ mạng kiến quốc cao cả”.
Khi trang mạng bauxitevietnam cho đăng bài viết của hai lão tướng Đồng Sĩ Nguyên-Nguyễn Trọng Vĩnh phân tích tất cả những tác hại to tớn về môi trường, an ninh, quốc phòng …trong việc một số tỉnh biên giới phía Bắc cho các công ty nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Hongkong…khai thác đất đầu nguồn trồng rừng dài hạn, một số blogger đã có bài viết về vấn đề này.
Tác giả Hà Văn Thịnh viết: "Tôi muốn lặp lại câu nói của Luther King: " I Have a Dream – Tôi có một giấc mơ" rằng, trong năm mới, chúng ta hãy cùng nhau nói thật tất cả mọi điều, kể cả phải trả giá, nếu điều đó thực sự cần cho tương lai của cháu con chúng ta. Vì là một dân đen, tiếng nói của tôi không có mấy trọng lượng nên tôi ước ao rằng các vị tướng, các nhà khoa học, những bậc thức giả tên tuổi hãy vào cuộc tranh luận công khai với các vị lãnh đạo có trách nhiệm để mổ xẻ rốt ráo tất cả mọi vấn đề liên quan đến hiểm họa này. Buộc họ phải tranh luận chứ không thể vòng vo như lâu nay vẫn vậy…".
Nếu muốn đất nước được ngẩng cao đầu với bè bạn trên thế giới, đạt đến một xã hội công bằng, dân chủ văn minh như mục tiêu của Đảng và ý muốn của toàn dân thì phải mạnh dạn thay đổi tư duy theo thể chế chính trị đa nguyên.
Blogger Hương Trà
Ngoài những nguy cơ về an ninh quốc phòng, về môi trường…trong bài"Nấp sau chiêu bài thuê đất trồng rừng là gì?"nhà vănVũ Ngọc Tiến còn suy nghĩ đến một nguy cơ tiềm ẩn khác nữa là khía cạnh thất thoát tài nguyên khoáng sản.
Sau khi phân tích nguyên nhân địa lý, địa chất khiến cho vùng Kontum (Tây nguyên) và các tỉnh biên giới phía Bắc có nhiều khả năng có nhiều mỏ quặng kim loại màu và kim lọai quý hiếm, trong đó đặc biệt quan trọng là các mỏ sulfua đa kim, thậm chí có cả Uranium, nhà văn kết luận:"Tôi ngờ rằng, trong 264 ngàn ha rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới đã cho người nước lạ thuê kia không chỉ có gỗ mà còn có cả khoáng sản và đó mới là mục đích sâu sa, thâm hiểm của ông bạn nước lạ chăng? Điều này kiểm tra không khó, nhưng Chính phủ có dám làm, dám xử lý không vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Tuy nhiên, nếu khả năng này xảy ra thì sự tàn phá rừng đầu nguồn, kết hợp với đào bới quặng sẽ là hai tác nhân gây ra thảm họa lũ bùn đất như đã từng xảy ra ở sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng mà hơn 10 năm trước tôi đã từng đến tận nơi điều tra, nghiên cứu và cảnh báo…”.
Lo lắng cho vận mệnh của đất nước
Có vẻ như ngày càng nhiều những bài viết nói đến nguy cơ lệ thuộc và mất nước bởi tham vọng bành trướng của nước láng giềng Trung Quốc và sự bạc nhược của chính quyền Hà Nội, ngày càng nhiều những bài viết đề cập đến tính chính danh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như khát vọng thay đổi, khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.
Trước nỗi lo về hiểm họa mất nước, trong bài"Xin cho tôi được hỏi",tác giả Hương Trà đặt ra hàng loạt câu hỏi về những hành động, chính sách sai lầm của Đảng và Nhà Nước Việt Nam trong suốt những thập niên gần đây đã khiến cho đất nước bị mất dần dưới chiêu bài xâm lăng kiểu mới của bọn người phương bắc và tụt hậu về mọi mặt so với các nước láng giềng xung quanh, người dân vẫn chưa được hưởng những quyền tự do dân chủ căn bản nhất …
Theo blogger Hương Trà, đất nước VN hiện nay đang cần sự hợp nhất và đoàn kết của mọi thành phần dân tộc trong khí thế hội nghị Diên Hồng nối gót tiền nhân, trong khi đảng đang bị phân hóa và không đủ khả năng trong vai trò đại đoàn kết dân tộc, bởi vì một thiểu số người có quyền lực tối thượng đang lệ thuộc và đi theo ý đồ của ngoại bang….Tác giả viết:"Do đó các nhà lãnh đạo VN nên chọn lựa:
1/- Nếu tiếp tục chủ trương gia tăng đàn áp, bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến để cũng cố uy quyền lãnh đạo duy nhất của đảng và cho riêng mình (điều này không thể tồn tại mãi) thì điều gì sẽ xảy ra cho đất nước trong tương lai. Xin dành câu trả lời cho tất cả mọi người.
2/- Nhưng nếu muốn đất nước được ngẩng cao đầu với bè bạn trên thế giới, đạt đến một xã hội công bằng, dân chủ văn minh như mục tiêu của Đảng và ý muốn của toàn dân thì phải mạnh dạn thay đổi tư duy theo thể chế chính trị đa nguyên bởi vì, đây là con đường đúng nhất hiện nay mà hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đang đi. Phải mạnh dạn dẹp bỏ mọi tị hiềm, phải thành tâm xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải để đưa dân tộc về một khối…
Cũng nói đến nguy cơ mất nước, tác giả Vũ Đông Hà viết trong loạt bài “Mùa đất khóc”:
“Tự do bị cướp mất sẽ có ngày lấy lại. Nhân quyền bị giết chết sẽ có lúc hồi sinh. Dân chủ bị bóp nghẹt sẽ có lúc phục hồi. Nhân bản bị chà đạp cũng sẽ một ngày đứng thẳng.Trí tuệ bị thui chột cũng có ngày nở hoa. Tất cả nằm trong tầm tay và ý chí tranh đấu của đại khối dân tộc đối với thiểu số độc tài cùng dòng máu.
Nhưng mất đi một phần lãnh thổ cho ngoại bang thì biết bao giờ mới lấy lại ?
Tự do bị cướp mất sẽ có ngày lấy lại. Nhân quyền bị giết chết sẽ có lúc hồi sinh. Dân chủ bị bóp nghẹt sẽ có lúc phục hồi.
Nhưng mất đi một phần lãnh thổ cho ngoại bang thì biết bao giờ mới lấy lại ?
Tác giả Vũ Đông Hà
Nếu 100 năm sau, khi nhìn vào bản đồ đất nước, thấy Ải Nam Quan, Trường Sa, Hoàng Sa không còn thuộc về lãnh thổ của mình, những thế hệ mai sau sẽ không chỉ nguyền rủa tập đoàn thống trị hiện tại mà còn nguyền rủa cả thế hệ chúng ta, nếu chúng ta không làm gì cả trước sự mất mát của giang sơn.
Muốn lấy lại những gì đã mất thì phải biết những gì đã mất, đang mất và sẽ mất. Đất nước không chỉ mất đi mấy trăm kí lô mét vuông lãnh thổ, mấy nghìn kí lô mét vuông lãnh hải. Đất nước đang đứng trước hiểm họa mất đi độc lập chính trị, tự chủ kinh tế. Dân tộc có nguy cơ mất đi tinh thần phản kháng oai hùng của tiền nhân và sống với niềm tự hào dân tộc hão.
Muốn lấy lại những gì đã mất thì phải lấy lại quyền làm chủ vận mệnh của chính mình và của đất nước cho mọi người dân…" Tác giả khẳng định:
“Vấn nạn của đất nước ngày hôm nay là nguy cơ mỗi con người chỉ lo sợ mất miếng ăn, manh áo, công ăn việc làm hơn là âu lo giang sơn tổ quốc mất đi một vùng biên giới mịt mù, một vùng biển xa xăm. Điều bất hạnh cho một dân tộc sẽ xảy đến nếu tầm nhìn của đại khối chỉ là sự hài lòng với những nhỏ nhoi riêng tư có được mà không biết rằng cuộc đời mình đã bị tước đoạt muôn vàn thứ và coi những mất mát chung không phải là mất mát của riêng mình; không nhận thức rằng sự mất mát chung của dân tộc sẽ tiếp tục dẫn đến mất mát cho từng cá nhân, từng gia đình.”
Có vẻ như ngay từ những ngày đầu năm mới, các nhà dân báo đã nhiều trăn trở, suy tư. Bởi khi vận nước đang hồi suy vi, thì mùa xuân cũng chẳng có ý nghĩa gì trong lòng những người Việt Nam luôn tha thiết với đất nước…