Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 3/12 đã ký quyết định phê duyệt “ Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020 gọi tắt là Đề án sông Đồng Nai.
Như vậy dù chậm nhưng chính phủ Việt Nam cũng đã có một kế hoạch tổng thể và lâu dài để cứu những dòng sông đang hấp hối, cũng như để lưu vực hệ thống sông rộng lớn này, không bị ô nhiễm thêm nữa với đà phát triển kinh tế quốc gia. Đọc báo trên mạng điện tử hôm nay, chúng tôi trình bày các thông tin liên quan.
Trong tuần lễ đầu tháng 12, các báo điện tử ở Việt Nam trong đó có Vietnam Net và Thanh Nien Online đã đưa tin chính phủ dành hơn 1.900 tỷ đồng để thực hiện 16 dự án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, bao gồm TP.HCM và 11 tỉnh liên quan.
Đã được báo động từ lâu
Thật ra tình trạng ô nhiễm hệ thống sông Đồng Nai đã được các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế báo động từ lâu, khi Việt Nam tăng tốc phát triển kinh tế mà ít quan tâm tới việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Trước thông tin này, chúng đã trao đổi nhanh với Giáo sưTS Lâm Minh Triết, nguyên Viện trưởng Viện Môi Trường và Tài Nguyên Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư trong 10 năm qua các tỉnh không chịu hợp tác với nhau, bây giờ với đề án này với sự phê duyệt và quyết tâm cao nhất của chính phủ, Giáo sư có tin là mọi việc sẽ được giải quyết hay không vì quyền lợi kinh tế của các tỉnh vẫn chi phối rất nhiều, tỉnh nào cũng muốn có khu công nghiệp khu chế xuất cả?
Tôi nghĩ đó là bài toán rất khó và nhiệm vụ cũng không đơn giản cũng tương tự như các nước khác. Một dòng sông lớn như thế liên quan nhiều địa phương, rõ ràng phải có nhiều nỗ lực, có kế hoạch cụ thể, hành động cụ thể, chỉ đạo cụ thể cùng kinh phí thích hợp để triển khai. Trong quá trình đó, Nhà nước Việt Nam theo tôi rất muốn có sự hỗ trợ hợp tác quốc tế, những nước có kinh nghiệm giải quyết lưu vực sông, để giúp nhanh chóng bắt tay vào hành động.
GSTS Lâm Minh Triết: " Chính vì thế cho nên phải có sự điều phối chung cùng nhau hợp tác. Phân bổ trên khu vực đó thì cũng không đồng đều về phát triển kinh tế xã hội, các tỉnh đầu nguồn ít khu công nghiệp hơn, càng về cuối nguồn có phát triển nhiều hơn. Nhìn chung chỉ đạo chung là phải có sự nỗ lực tổng hợp thống nhất để bảo vệ được các dòng sông. Hệ thống sông Đồng Nai là cực kỳ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế, không riêng cho địa phương nào, tất cả đều chịu ảnh hưởng nhiều hay ít.
Tất nhiên giải quyết một bài toán có tính cách liên vùng, đa địa phương sẽ có những thuận lợi và khó khăn. Theo tôi thì với sự quyết tâm rất lớn của Nhà nước và các địa phương, họ đã nhận thức được là không thể khác được, không thể tiếp tục không quan tâm tới mối liên hệ phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường trên lưu vực.
Tôi nghĩ đó là bài toán rất khó và nhiệm vụ cũng không đơn giản cũng tương tự như các nước khác. Một dòng sông lớn như thế liên quan nhiều địa phương, rõ ràng phải có nhiều nỗ lực, có kế hoạch cụ thể, hành động cụ thể, chỉ đạo cụ thể cùng kinh phí thích hợp để triển khai. Trong quá trình đó, Nhà nước Việt Nam theo tôi rất muốn có sự hỗ trợ hợp tác quốc tế, những nước có kinh nghiệm giải quyết lưu vực sông, để giúp nhanh chóng bắt tay vào hành động.”
Vừa rồi là nhận định của Giáo sư tiến sĩ Lâm Minh Triết ở TP.HCM. Thưa quí thính giả, 16 dự án vừa nói theo Thanh Niên Online là thành phần trọng tâm có tính liên ngành, liên vùng thuộc Đề án sông Đồng Nai. Quyết định của chính phủ qui định tổng kinh phí thực hiện 16 dự án khoảng gần 2 ngàn tỷ đồng sẽ được huy động từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn lưu vực và hỗ trợ tài trợ trong ngoài nước.
Theo tài liệu trên mạng của Cục Bảo vệ Môi Trường, lưu vực hệ thống sông Saigon-Đồng Nai diện tích hơn 43 ngàn km2, dân số năm 2004 khoảng 17 triệu 500 ngàn người, bao gồm lãnh thổ các tỉnh Đaklak, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu.
Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm dòng chính và các nhánh sông lớn đổ vào như sông La Ngà, sông Bé, sông Saigon và sông Vàm Cỏ, toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp.
Hệ thống xử lý môi trường
Theo báo cáo Môi trường Quốc Gia 2006, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 56 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động. tập trung nhiều nhất ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, sau đó là các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Long An và Tây Ninh. Trong số 56 khu công nghiệp khu chế xuất vừa nói chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại 35 khu với trên dưới hai ngàn nhà máy đều xả trực tiếp nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra nguồn nước. Đó là chưa kể hàng chục ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp nằm rải rác dọc lưu vực sông.
Thế nhưng cái khó nhất không phải là việc xử lý môi trường như thế nào, mà chính là sự kiện các con sông này chảy qua lưu vực đến bẩy, tám, chín, mười tỉnh… Cho nên điều khó nhất bây giờ là phối hợp các tỉnh lại với nhau. Các tỉnh ở thượng nguồn nếu muốn họ không phát triển công nghiệp thì các tỉnh hạ nguồn phải giúp cho họ. Bởi vì không phát triển công nghiệp thì họ không phát triển kinh tế được. Có thể nói mâu thuẩn chủ yếu là về vấn đề phát triển kinh tế.
Nói chung trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có nhiều nguồn nước thải gây ô nhiễm như nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế và nông nghiệp. Những con số đưa ra làm nhiều người giật mình mổi ngày lưu vực sông tiếp nhận hơn nửa triệu mét khối nước thải đủ loại chưa qua xử lý, các tiêu chuẩn về kim loại nặng, vi sinh đều vượt mức cho phép từ hàng chục tới hàng trăm lần.
Do hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho dân cư trong khu vực, sự ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân của các loại dịch bệnh cho con người, chưa kể những dòng sông chết cũng huỷ diệt mầm sống của các loại thuỷ sản, từng một thời rất phong phú của Việt Nam.
Theo Vietnam Net định hướng chung của đề án sông Đồng Nai là từng bước xử lý ô nhiễm môi trường cải thiện và nâng cao chất lượng nước của dòng sông. Thực hiện cân bằng nguồn nước nhằm phục vụ an toàn cho việc cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của lưu vực sông.
Câu chuyện chính phủ đưa ra giải pháp tổng thể liên ngành liên vùng là điều các nhà khoa học từng nhiều lần lên tiếng. TS Nguyễn Trung Việt chuyên gia môi trường ở TP.HCM đưa ra nhận xét với chúng tôi:
“Bây giờ chỉ cần ngưng đừng đổ nước thải vào nữa thì tự các dòng sông sẽ hồi phục được thôi. Tại vì con sông Đồng Nai vẫn còn tốt, có điều bây giờ công nghiệp phát triển dữ quá, các khu dân cư cũng vậy, cho nên hệ thống xử lý môi trường không theo kịp và đang gây ô nhiễm.
Thế nhưng cái khó nhất không phải là việc xử lý môi trường như thế nào, mà chính là sự kiện các con sông này chảy qua lưu vực đến bẩy, tám, chín, mười tỉnh… Cho nên điều khó nhất bây giờ là phối hợp các tỉnh lại với nhau. Các tỉnh ở thượng nguồn nếu muốn họ không phát triển công nghiệp thì các tỉnh hạ nguồn phải giúp cho họ. Bởi vì không phát triển công nghiệp thì họ không phát triển kinh tế được. Có thể nói mâu thuẩn chủ yếu là về vấn đề phát triển kinh tế.”
Trở lại Đề án sông Đồng Nai mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt hôm 3/12. Ngừơi đứng đầu chính phủ Việt Nam nhận định rằng 12 tỉnh thành liên quan phải xem việc bảo vệ môi trường hệ thống sông Đồng Nai như là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài thường xuyên với quyết tâm cao.
Theo Thanh Niên Online, trong vòng 2 năm sắp tới sẽ hình thành Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai. Các cơ quan chức năng sẽ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho lưu vực sông. Trong giai đoạn này từ nay tới 2010 tất cả các cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường hoặc có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Về dài hạn, Đề án sông Đồng Nai đặt mục tiêu tới năm 2020 trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai 70% khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất khu công nghệ cao phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các vấn đề khác cũng phải được hoàn thiện như thu gom toàn bộ chất thải rắn, xử lý tất cả chất thải nguy hại, cơ bản phục hồi rừng đầu nguồn đã bị suy thoái.