Thưa quý vị, TSTQ kỳ này xin được mở đầu với trường hợp hai nhà bất đồng chánh kiến Nguyễn Vũ Bình và Phạm Hồng Sơn. Trước hết bà Bùi Thị Kim Ngân nói về tình hình của chồng bà là ông Nguyễn Vũ Bình: (audio clip)
Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Rightclick to download this audio
Và bà Vũ Thúy Hà trình bày về tình cảnh của chồng là BS Phạm Hồng Sơn: (audio clip)
Hiện có nhiều quan ngại là nhà cầm quyền Việt Nam không đối xử công bằng với các tù nhân chính trị, nhất là nhà báo Nguyễn Vũ Bình và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đang bị biệt giam.
Cũng liên quan chuyện trong nước, thưa qúy vị, đầu tháng rồi, có 8 trưởng văn phòng luật tại Hà Nội dự tính thành lập "Nhóm vì Công Lý", để giúp Việt Nam tránh những sai sót trong lãnh vực tư pháp, chẳng hạn như tình trạng án phạt gây oan ức cho người thụ án, vấn đề điều tra không đúng thủ tục, khiếu nại hay chống án không được giải quyết...
Nhưng đề xướng về việc thành lập "Nhóm vì Công Lý" đã bị Chủ nhiệm Đòan Luật sư Việt Nam ngăn trở. Luật sư Trần Vũ Hải, một nhân vật chủ chốt về đề xướng này, cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi ý định thành lập "Nhóm vì Công Lý" này: (audio clip)
Trong lãnh vực kinh tế, mậu dịch, Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO đề cao nỗ lực cải cách của Việt Nam, nhưng cho biết Hà Nội chưa thể gia nhập tổ chức này vào đầu năm tới. WTO yêu cầu Việt Nam phải có tiến bộ và minh bạch hơn trong chương trình cải cách.
Mặc dù Việt Nam đã đưa ra các đề nghị tích cực, như giảm thuế quan trung bình 18%, mở cửa thị trường dịch vụ..., nhưng WTO cho rằng Việt Nam phải xúc tiến hơn nữa việc mở cửa thị trường, đẩy mạnh cải tổ, cải thiện hệ thống pháp luật.
Ngay trước đó, các viên chức cao cấp của Việt Nam, kể cả phó Thủ tướng Vũ Khoan, bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam sớm được thu nhận vào WTO, và theo ông, Việt Nam đã nỗ lực cải cách, phần còn lại là tùy thuộc các đối tác trong WTO.
Nhưng, như chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, cộng tác viên Đài ACTD, nhận định, thì Việt Nam hiện còn nhiều nhược điểm trong vấn đề tự do kinh tế: (audio clip)
Liên quan bán đảo Triều Tiên, thưa qúy vị, sau 3 ngày hội đàm 6 bên tại Bắc Kinh, giữa Nam,Bắc hàn, Hoa Kỳ, Nhật bản, Trung Quốc và Nga, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ từ bỏ chương trình võ khí hạch nhân với điều kiện là phải được đền bù xứng đáng, trong khi phía Hoa Kỳ cho biết là sẽ tiếp tục kế họach đàm phán đa phương này dù không có được tiến bộ đáng kể nào trong vòng ba hội đàm vừa rồi.
Yêu sách của Bình Nhưỡng là được cung cấp ngay năng lượng, và đòi Washington phải bãi bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế cũng như xóa tên Bắc hàn trong danh sách những nước ủng hộ khủng bố.
Trung Quốc hôm thứ Bảy đã hủy bỏ lễ bế mạc hội đàm, gợi cho thấy rằng vòng đàm phán này có thể kết thúc trong không khí hiềm khích, mặc dù nhiều nhà ngọai giao cho rằng vòng hội đàm lần này co nhiều thực chất so với 2 vòng trước.
Tình hình Iraq tiếp tục bất ổn nghiêm trọng khi, theo như dự trù, Hoa Kỳ trao quyền cai trị cho chính quyền lâm thời Iraq vào cuối tháng Sáu này.
Vào sáng sớm hôm qua, thứ Bảy, nhiều vụ nổ dữ dội làm chấn động trung tâm thủ đô Baghdad. Trước đó một ngày, có 4 hỏa tiển B41 được phóng về phía khu vực chỉ huy của liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhưng không tới được mục tiêu.
Nghiêm trọng nhất là hôm thứ Năm, quân nổi dậy đã ổ ạt thực hiện những vụ nổ xe bom, chiếm nhiều đồn cảnh sát Iraq trong đợt tấn công đồng loạt ở 5 thành phố khắp nước này, khiến hơn 100 người thiệt mạng gồm cả 3 lính Mỹ, và khỏang 320 người bị thương. Thứ trưởng ngọai giao Mỹ Richard Armitage nói rằng việc các vụ nổ bom đồng loạt như vậy chứng tỏ quân nổi dậy được đặt dưới sự tổng chỉ huy hiệu quả đáng ngại.
Các viên chức quân sự Mỹ và giới lãnh đạo Iraq báo động rằng sẽ có thêm những cuộc tấn công nguy hiểm của quân nổi dậy trước ngày chuyển giao quyền như vừa nói.
Tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lâm thời Iraq, ông Iyad Allawi cho rằng quân nổi dậy đang phản ứng tuyệt vọng, và người dân Iraq sẽ đập tan bọn chúng.