Tâm sự của những người trẻ thế hệ 8X ở nông thôn VN (phần 3)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong hai tuần qua, Trà Mi đã lần lượt gửi đến quý vị và các bạn nội dung buổi giao lưu, trao đổi với một số bạn trẻ ở hai miền Đông và Tây Nam Bộ, nói về đời sống, công ăn việc làm, sinh hoạt học hành, vui chơi giải trí của thanh niên nông thôn ngày nay.

LaborRural150.jpg
Người đàn ông chở bàn ghế nội thất lên Hà Nội bán. AFP PHOTO

So bạn bè cùng trang lứa chốn thành thị, giới trẻ ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh có những khó khăn, thiệt thòi như thế nào? Họ mơ ước, kỳ vọng gì cho cuộc sống, cho tương lai?

Mời quý vị nghe những tâm tình hết sức chân thành, mộc mạc của 4 chàng trai làng thế hệ 8X từ tỉnh Long An và Đồng Nai trong phần cuối cuộc thảo luận. Một lần nữa Trà Mi xin giới thiệu sự góp mặt của các bạn Hoàng, Lộc, Chinh, và Huy trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” kỳ này:

Trà Mi: Thanh niên nông thôn ngày nay gặp những khó khăn gì trong cuộc sống?

Chinh: Họ khó khăn về vật chất chị ơi, thiếu thốn đủ thứ hết.

Huy: Đúng đó chị ơi, điều kiện sống thiếu thốn về mọi mặt, đời sống còn rất nghèo, nhiều người còn đi làm thuê làm mướn, thậm chí đi bán vé số hay đi làm cỏ mướn.

Trà Mi: Về trình độ học vấn thì sao?

Hồi xưa đa số bà con mình đi làm rẫy, làm ruộng. Còn giờ thì nhờ có nước ngoài qua mở xưởng đầu tư. Hơn nữa, người ta giờ được đi học hành nhiều hơn cho nên ở nông thôn giờ nhiều người đi làm cho xí nghiệp, nhà máy. Có người học cao thì làm văn phòng hoặc làm những việc khá hơn. Người ta bỏ làm rẫy nhiều rồi. Đời sống nông thôn giờ thấy tiến bộ hơn xưa, trong nhà đầy đủ tiện nghi. Cách đây 10 năm nhiều nhà không có TV, xe máy. Gìơ hầu như nhà nào cũng có cả.

Huy: Từ xưa cha mẹ người ta không học cao, lớp trẻ ở quê cũng ảnh hưởng học hành không được cao nên cuộc sống không khá lắm.

Trà Mi: Nghĩa là số ngừơi may mắn như tụi em học hết lớp 12 cũng còn ít phải không?

Huy: Đối với em học lớp 12 cũng chưa là cao. Em muốn học hết đại học năm 4 luôn nhưng không có điều kiện đi học. Hơn nữa mình múôn kiếm tiền phụ giúp gia đình và bản thân cho nên học đến lớp 12 phải tạm ngưng. Giờ em đang làm công nhân nhưng muốn đựơc đi học nghề, học thêm vi tính, tiếng Anh hay tiếng Hoa để sau này có thể kiếm đựơc nhiều tiền hơn.

Trà Mi: Em muốn nhưng em làm được không, có khó không?

Huy: Có công mài sắt có ngày nên kim mà.

Trà Mi: Thì đúng nhưng nói về điều kiện tài chánh gia đình, nếu em muốn theo đuổi việc học lên cao thì có khả năng không?

Huy: Em nghĩ tiền học cũng không cao lắm, tiền lương công nhân hiện tại em nghĩ chắc cũng đủ bù qua loa.

Trà Mi: Lộc thì sao? Em thấy thanh niên nông thôn gặp những khó khăn gì trong cuộc sống hiện nay?

Lộc: Dạ chủ yếu khó khăn về vật chất, tiền bạc, nhưng quan trọng là kiến thức cũng thua kém mọi người. Bạn bè hay đồng nghiệp nơi em làm việc họ gặp những khó khăn cũng giống em. Những ngừơi thất học như em cũng phải đi khiêng vác mía thôi.

Trà Mi: Nói vậy sao em không tìm học một cái nghề nào đó?

Lộc: Em làm lương tháng nào đủ tháng đó. Ba mẹ em không có khả năng kiếm tiền nữa. Chỉ còn 2 anh em em làm mưu sinh cho cả gia đình. Hơn nữa, mình lo bương chải cuộc sống tâm trí đâu còn dành cho việc học được nữa, chỉ lo kiếm tiền không à.

Trà Mi: Chỗ tụi em ở điện, nứơc và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu ra sao?

Lộc: Điện nứơc có, TV cũng có.

Huy: Trảng Bom chỗ em cũng có điện. Nứơc thì xài nứơc giếng. Ở ngoài lộ xa thì có nứơc máy còn chỗ tụi em thì dùng nứơc giếng khoan, cho nên không được vệ sinh lắm, muốn uống thì có bình lọc.

Có những bạn trẻ rất muốn được đi học nhưng gia đình không có điều kiện kinh tế cho đi học nên đành phải nghỉ ngang. Em là một trường hợp. Em rất muốn đựơc đi học lắm nhưng tại nhà em không đủ khả năng nên em buộc phải nghỉ học sớm để đi làm phụ gia đình thôi.

Trà Mi: Giờ hỏi thăm tụi em là những ngừơi thanh niên sinh trửơng ở nông thôn, tụi em có những mơ ứơc gì trong cuộc sống của mình?

Chinh: Em mơ ứơc gia đình khấm khá hơn chút. Em mong muốn làm ra đựơc nhiều tiền hơn. Em sẽ học 1 nghề ưng ý rồi tự làm chủ lấy mình.

Trà Mi: Thế em có ứơc mơ lên thành phố lập nghiệp không?

Chinh: Cũng muốn lắm nhưng chưa đựơc chị ơi.

Trà Mi: Ngoài ra em có mong đời sống nông thôn một ngày nào đó sẽ biến thành hiện đại văn minh như đời sống thị thành chăng?

Chinh: Có chứ. Việt Nam mình mới gia nhập WTO, mong rằng mai mốt nứơc ngoài sẽ đầu tư nhiều, rồi sẽ có quy hoạch dồn dân lại thành khu dân cư hiện đại, chứ không sống rải rác như hiện giờ nữa, nhưng điều này còn xa còn khó lắm.

Trà Mi: Nhưng mà nếu như nông thôn mà trở thành lối sống như thành phố thì tụi em có tiếc nuối gì không?

Chinh: Cũng có hơi tiếc tiếc.

Trà Mi: Còn Hoàng? Em có ứơc mơ gì trong cuộc sống?

Hoàng: Ước mơ của em thì nhiều lắm chị ơi. Trước nhất mơ học nghề, học cao để tương lai làm có tiền nhiều, đáp ơn cha mẹ nuôi mình. Thứ hai mơ ước cuộc sống ở nông thôn sẽ trở thành văn minh như thành thị, tiến bộ khấm khá hơn bây gìơ. Khu này cũng sắp tiến triển rồi chị ơi. Họ sắp thành lập nhiều công ty, quy hoạch và chuyển dân vào khu dân cư văn minh hơn.

Được như vậy thì tốt nhưng cũng hơi tiếc, khi nhớ lại những cánh đồng bò bê ăn cỏ, ao hồ mình đi câu cá hằng ngày. Những hình ảnh quê mình mà mất đi thì cảm thấy tiếc, nhưng nếu mà sống như vầy hoài thì cuộc sống của mình sẽ không phát triển, mình buộc phải đi theo lối sống văn minh của thời đại thôi.

Huy: Còn em ứơc mơ đựơc học hành cao hơn, đi xa hơn nữa để có nhiều hiểu biết, và kiếm tiền nhiều hơn. Còn nếu mong muốn thì em mong cả nước Việt Nam mình ai ai cũng có cơm ăn áo mặc và điều kiện sống tốt hơn, hiện đại hơn.

Môi trừơng sống ở Việt Nam mình còn nghèo khổ lắm. Mong muốn của em là mọi ngừơi sẽ có điều kiện học hành, vươn lên với thời đại mới bây giờ, để còn tranh đua với các nứơc láng giềng nữa chứ.

Cuộc sống của em cũng thay đổi. Hồi xưa ở đây còn nhà tranh vách đất. Bây giờ tiến triển, nhà tô lên hết rồi. Đường xá cũng đựơc sửa sang thuận tiện. Đa phần người ta bây giờ đi làm công nhân nhờ vào các công ty Đài Loan, Trung Quốc đầu tư vào. Gìơ hết đi làm rẫy rồi.

Lộc: Em thì mơ ứơc có thu nhập khá hơn để giúp ba má, và mơ đựơc tự làm chủ thoát khỏi cảnh đi làm mướn cho người ta.

Trà Mi: Thế em có ứơc mơ đời sống của mình sẽ văn minh tiến bộ như ở thành thị hay không?

Lộc: Cái đó thì mình cũng phải chạy theo với người ta chứ, nhiều khi mình quê mùa không biết gì nên hay bị người khi dễ lắm.

Trà Mi: Mơ ước chung cho những thanh niên như em thì em mong muốn điều gì?

Lộc: Em muốn mấy bạn như em được đầy đủ trong cuộc sống, đừng thua kém ai hết, ai cũng như ai, có đầy đủ kiến thức và thu nhập khá .

Trà Mi: Tụi em đều mong muốn có kiến thức đầy đủ, học hành tới nơi tới chốn, nếu như có trường dạy vi tính hay ngoại ngữ miễn phí thì tụi em có thích không?

Lộc: Dạ thích lắm chứ.

Trà Mi: Mà nếu có trường miễn phí như vậy mở ra thì em có dành thời gian đi học không?

Lộc: Nếu mà miễn phí thì mình cũng ráng thu xếp để đựơc đi học chứ.

Trà Mi: Hiện giờ em đã thấy có trừơng nào như vậy chưa, dù là ít thôi?

Lộc: Dạ không chị. Ở đây chỉ có học bổ túc ban đêm mà vẫn phải đóng tiền. Một khoá học 250 ngàn đồng.

Trà Mi: Hoàn cảnh của Lộc so với các bạn trẻ ở Trảng Bom có phần thua thiệt, khó khăn hơn nhiều, nhưng chị mong là một ngày không xa, cuộc sống của em sẽ thay đổi.

Huy: Đúng rồi chị. Ai cũng có mong muốn, ai cũng có mơ ước. Em cũng ước gì không phải làm thuê, làm cu-li với ai hết, tự mình làm chủ bản thân mình thôi.

Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ" , xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

Trà Mi: Tức là tụi em không muốn đi theo nghề nông truyền thống của cha mẹ sao?

Dạ đúng rồi, nhưng cái đó hãy còn xa, hiện chỉ là mơ ứơc thôi, mơ ước cho cả Việt Nam mình sẽ giàu lên, nhưng mà chuyện đó là do trời định thôi chị ơi.

Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ" , xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530- 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Diễn đàn bạn trẻ hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một chủ đề mới, sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.