Càng nghèo càng khốn đốn
Kinh tế toàn cầu khó khăn ảnh hưởng cuộc sống của mọi người, thế nhưng bị tác động trực tiếp và nặng nề nhất có lẽ là những người nghèo tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi vẫn còn chống chọi với tỷ lệ đói nghèo.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khẳng định suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay là tình trạng tồi tệ nhất trong 8 thập niên qua.
Kinh tế thế giới suy thoái kéo theo tình trạng trượt dốc của nền kinh tế nội địa. Trong khi giới đầu tư nặng ký ở các thị trường tài chính quốc tế nổi tiếng đang đau đầu trước những con số thiệt hại thì giới lao động tay chân tại Việt Nam cũng đang khốn đốn vật lộn với cuộc sống mưu sinh chạy ăn từng bữa qua ngày.
Từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long, một người nông dân Nam Bộ than thở:
Bà con năm nay rất là khổ vì không có công ăn việc làm, mua bán khó khăn. Xin việc ở đâu người ta cũng không cho hết trơn, đi xin làm mướn người ta cũng không nhận luôn.
Một người dân Nam Bộ<br/>
"Bà con năm nay rất là khổ vì không có công ăn việc làm. Hơn nữa, giờ mua bán cũng khó khăn, không hiểu tại sao. Ở đây chỉ đi làm mướn, làm thuê, bốc vác, đào đất mướn vậy thôi.
Giờ nhà rách rưới, chồng thất nghiệp không có việc làm. Xin việc ở đâu người ta cũng không cho hết trơn, đi xin làm mướn người ta cũng không nhận luôn!”
Đến nhà nông ở đồng bằng Sông Hồng phía Bắc:
"Do khủng hoảng kinh tế, vật giá cao, đồng tiền bị rớt giá. Thu nhập đời sống của bà con nông dân làm được không bao nhiêu. Khu em ở bà con nông dân chỉ có làm lúa, hết vụ mùa chỉ có đi làm thuê làm mướn thôi."
Mất công ăn, việc làm
Không chỉ giới nông dân, số phận ngừơi công nhân cũng không kém phần bi đát trong thời buổi suy thoái kinh tế.
Bà Sáu ở Kiên Giang có mấy ngừơi con lên thành phố kiếm việc làm nhưng đều bị sa thải trở về quê, cho biết: "Sa thải công nhân dữ lắm giờ về đây đi kiếm việc làm thuê làm mướn tiếp. Năm nay sa thải công nhân dữ lắm, về nhiều dữ lắm!"
Anh Bắc ở huyện miền núi chuyên làm nông tại Nghệ An có mấy ngừơi em vô thành phố làm công nhân chia sẻ:
“Các em học hết lớp 12 rồi đi vào thành phố kiếm việc làm, nhưng năm nay vì do điều kiện kinh tế suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tác động đến cả Việt Nam.
Có nhiều công ty không đứng được bị phá sản và bị thất nghiệp rất nhiều. Có em trở về, có em đang kẹt ở lại chưa về đựơc nhưng gọi điện thoại cho gia đình báo là rất khó khăn.”
Anh Bình từ Ninh Thuận vào Sài Gòn làm công nhân cho một công ty gia công lắp ráp hàng điện tử vốn 100% đầu tư của Hàn Quốc tại TPHCM nói về hoàn cảnh mà phần đông bạn bè đồng nghiệp với anh đang gặp phải:
"Một số công ty bị mất đơn hàng từ nứơc ngoài nên sa thải nhân công. Chủ yếu là các công ty gia công may mặc, điện máy, kỹ thuật số..v.v. Cũng có một số công ty chủ bỏ trốn luôn.
Công nhân chẳng được đền bù, thậm chí không nhận đựơc lương. Một số kiếm việc khác. Một số ngừơi về quê vì không có tiền trang trải ăn uống, nhà trọ. Một phòng trọ nhỏ xíu chỉ mấy mét vuông mà giá rẻ nhất cũng trên 500 ngàn/tháng.
Tình hình từ cuối năm 2008 đến nay tệ hơn trứơc nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Mới đây điện tăng giá, hàng hoá đang chuẩn bị rục rịch tăng theo. Người dân lại khổ tiếp."
Chị Thắm, từ ngoài Bắc vào Nam làm việc cho một công ty Đài Loan chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu chừng hơn một năm thì chủ doanh nghiệp phá sản bỏ trốn.
Tình hình từ cuối năm 2008 đến nay tệ hơn trước nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Mới đây điện tăng giá, hàng hoá đang chuẩn bị rục rịch tăng theo. Người dân lại khổ tiếp.
Anh Bình, quê Ninh Thuận
Những công nhân đồng cảnh ngộ với chị không những mất việc mà còn mất cả mấy tháng tiền lương. Chẳng còn cách nào khác, họ đành trở về quê làm những công việc lặt vặt bươn chải trong thời khó khăn.
Thắm kể lại:
"Công ty của em bị phá sản, không đủ tiền trả cho nhân viên. Tụi em bị mất 2 tháng lương. Tụi em đến đi làm thấy công ty đóng cửa, ban đầu cứ tưởng cho nghỉ vài hôm, nhưng cứ kéo dài đến 1 tuần lễ như thế, sau đó mới nghe tin công ty bị phá sản. Tụi em có đến đòi lương nhưng không được. Họ bảo chờ một thời gian nhưng tụi em chờ cả tháng cũng không được."
Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh Xã hội loan báo sẽ có quy chế trả lương cho người lao động bị mất việc mà chủ đã bỏ trốn. Thế nhưng trên thực tế ngừơi lao động không mấy đặt hy vọng vào việc này, vì ngại chi phí đi lại tới lui nhiều lần để được giải quýêt các khâu đoạn thủ tục.
Chị Thắm: "Tụi em chắc có lẽ là bỏ qua luôn vì bây giờ đi lại cũng tốn tiền."
Dân chúng kêu than…
Ngoài giới công-nông, những người lao động hành nghề tự do cũng vất vả lao đao trong cuộc mưu sinh thời kinh tế khó khăn, như anh Tiến ở khu vực Bắc Trung Bộ:
"Cuộc sống đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, toàn thấy thất bát không à. Thu nhập của em giảm sút hơn năm trước, bây giờ vẫn còn thiếu ăn. Gía cả đang tăng nhanh.
Lương công nhân thấp kém, bỏ ra làm nhiều việc xoay xở như chở khách để kiếm tiền sống qua ngày. Cơ hội kiếm việc làm trong nứơc bây giờ thiếu việc làm và còn hiếm lắm."
Anh Tín, bán nứơc mía tại khu chợ Thanh Đa, Sài Gòn, cho biết tình cảnh của mình:
Bây giờ rất là khốn đốn, rất là khó khăn. Tôi khổ quá chỉ bán nưóc mía trứơc cửa nhà mà cũng bị ảnh hưởng vì ảnh hưởng chung hết mà. Ngừơi ta làm ăn được có tiền mới ăn uống. Còn ngừơi ta làm không ra tiền thì khác.
Anh Tín, Thanh Đa<br/>
"Bây giờ rất là khốn đốn, rất là khó khăn. Tôi khổ quá chỉ bán nưóc mía trứơc cửa nhà mà cũng bị ảnh hưởng vì ảnh hưởng chung hết mà. Ngừơi ta làm ăn được có tiền mới ăn uống. Còn ngừơi ta làm không ra tiền thì khác.
Từ đầu năm tới giờ buôn bán tệ hơn những năm khác. Năm ngoái còn sống được, buôn bán còn kiếm được ngày 2 bữa cơm qua ngày. Còn hiện nay rất là khổ. Gia đình chỉ còn trông cậy vào xe nứơc mía. Ngày kiếm được chừng 5-7 chục ngàn là cùng.
Hôm nào đắt lắm thì đựơc 100 ngàn nhưng từ đầu năm tới giờ chưa ngày nào đựơc vì bán ế. Mình cũng phải chấp nhận thôi. Có nhiều ăn nhiều, không có ăn nhín nhín qua ngày. Kiếm hai bữa cơm không đựơc thì kiếm ngày một bữa cũng xong.
Sống mà không thấy tương lai gì. Sống ngày nào biết ngày đó thôi. Tại vì nứơc mình lãnh đạo không được gì hết, không được cái mạnh dạn, không đựơc luật pháp nghiêm minh, không đựơc tự do dân chủ, thành ra nó còn tăm tối, mù mịt lắm.
Làm sao phát triển, hội nhập được? Những thông tin hội nhập, phát triển chỉ là bịt mắt ngừơi dân chứ còn chưa đựơc cái gì hết. Dân càng ngày càng khổ.
Khấm khá là những ngừơi cán bộ tham nhũng, phe đảng thì khá thôi, chứ còn dân thì rất là khổ. Buôn bán hiện nay thì bị dẹp lòng lề đường, nhất là ở khu chợ Thanh Đa của chúng tôi, ngừơi nào giờ cũng té nợ, té nần.”
Mặc dù được đánh giá có kinh tế thay đổi nhanh chóng trong thập niên qua, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp nghèo.
Thống kê của chính phủ cho thấy khoảng 13% dân số, tức 12 trong số 86 triệu dân bị liệt vào thành phần đói nghèo, và vô số ngừơi khác đang phải chống chọi với cảnh túng thiếu.
Rõ ràng trong cơn suy thoái kinh tế, những thành phần khó khăn nhất trong xã hội chính là những người phải trả giá đắt nhất.
Trong khi chính phủ vừa loan mục tiêu đến năm 2012 sẽ xóa sạch đói nghèo thì các chuyên gia dự báo tình hình suy giảm kinh tế hiện nay có thể kèm hãm sự phát triển và đẩy hàng triệu ngừơi dân vốn có thu nhập chỉ trên chuẩn nghèo một chút trở lại cảnh nghèo đói.
Còn chính những nạn nhân thì tỏ ra không hy vọng gì về kế hoạch xoá đói giảm nghèo của nhà nứơc. Anh Tín bán nứơc mía:
“Chưa, chẳng có trông mong gì. Nói vậy chứ thật sự không có giảm được vì nói một đằng làm một ngã. Nhiều chỗ dân rất khổ. Dân ở miệt xa xôi rất đau lòng.
Có người tâm sự một ngày họ kiếm chưa được 10 ngàn đồng, cuộc sống rau cháo cơm mắm qua ngày vậy thôi. Còn nói về xoá đói giảm nghèo, báo đài nói càng nhiều thì tôi thấy dân càng nghèo thêm.
Nhiều chỗ dân rất khổ. Cuộc sống rau cháo cơm mắm qua ngày vậy thôi. Còn nói về xoá đói giảm nghèo, báo đài nói càng nhiều thì tôi thấy dân càng nghèo thêm. <br/>
Anh Tín<br/>
Cuộc sống ngày càng khó khăn nhất là dân lao động chân tay như chúng tôi. Nhất là giờ đất đai nhà cửa quy hoạch liên miên, bất ổn, không được ngày nào yên thân. Nay quy hoạch, mai treo để đó. Nhà cửa không yên ổn. Mười ngừơi hết chín người bức xúc. Nản lòng lắm!”
Bà Sáu nông dân:
“Có triển vọng gì đâu. Nhà cửa tôi như thế này mấy ổng đi qua lại còn không dòm tới nữa mà. Gia đình hiện nay rất là khó khăn nhưng cán bộ ở đây vẫn làm ngơ, không quan tâm gì tới người dân hết.”
Ngoài bài toán đau đầu về giải quýêt tỷ lệ đói nghèo, dự báo của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội cho thấy con số thất nghiệp tại Việt Nam trong năm nay dự kiến sẽ tăng cao gấp 5 lần so với năm ngoái, tức sẽ có khoảng 400 ngàn người bị mất việc.